ranh chấp về đầu tư giữa Chính phủ và nhà đầu tư nước ngoài phát sinh ngày càng phổ biến trong tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Hiện tượng này cũng đang đặt ra cho Việt Nam nhiều vấn đề về hoàn thiện cơ chế để giải quyết hiệu quả loại hình tranh chấp này.
Số vụ khởi kiện gia tăng
Cùng với việc mở cửa kêu gọi đầu tư và trở thành một nước nhận đầu tư phổ biến trên thế giới Việt Nam cũng đã ký kết tất cả 72 hiệp định đầu tư song phương (BIT), Hiệp Định Thương Mại Song Phương (BTA) Hiệp đinh đa phương trải dài từ năm 1991 đến gần đây nhất là Hiệp Định CPTPP và EVFTA. Ngoài ra, có một số Cam Kết GGU mà các cơ quan nhà nước đã ký cam kết bảo lãnh cho một số dự án trọng điểm có vốn hay sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài mà chưa có con số thống kê chính thức. Những vi phạm của nhà nước tiếp nhận đầu tư về các cam kết đã đưa ra trong (i) Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương; (ii) Hiệp định đầu tư song phương (Bilateral Investment Treaty); và (iii) Thỏa ước đầu tư (Investment Agreement). Những cam kết trong các Hiệp Định Song Phương Đa Phương hay các Cam kết bảo lãnh chính phủ GGU chính là nguồn và nền tảng để các nhà đầu tư căn cứ vào đó mà thiết lập các khiếu kiện của mình.
Trong các Hiệp định song phương đầu tư (BIT) hay Hiệp định song phương thương mại (BTA) và các Hiệp định Thương mại Đa phương, ngoài những điều khoản cam kết cụ thể về trong các lĩnh vực đầu tư còn có một điều khoản rất quan trọng qui định quyền và thủ tục để các nhà đầu tư có thể đưa khiếu kiện đối với nhà nước chủ nhà tại các trung tâm trọng tài chuyên dụng hay các tòa án quốc tế chuyên về giải quyết tranh chấp quốc tế khi nhà nước này vi phạm những điều khoản trong các hiệp định hay các cam kết trong những thỏa thuận đầu tư hay cam kết bảo lãnh.
Cùng với các cơ hội thu hút đầu tư mà các Hiệp định song phương đa phương về đầu tư, thương mại thì các thì sự gia tăng các cam kết đối với nhà đầu tư cũng tỷ lệ thuận với những nguy cơ vi phạm các cam kết này dẫn đến việc nhà nước Việt Nam bị kiện bởi nhà đầu tư nước ngoài. Những nguy cơ bị kiện này sẽ được kiểm soát nếu các cán bộ quản lý đầu tư quán triệt các quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư và được trang bị kỹ năng phát hiện sớm những sai phạm hay bất đồng giữa nhà đầu tư và các cơ quan chức năng để kịp thời hóa giải những thắc mắc đó và giảm thiểu phát sinh cơ hội cho các nhà đầu tư khởi kiện.
Ngoài ra, người quản lý đầu tư cũng cần trang bị những kỹ năng diễn dịch và giải thích các nghĩa vụ và quyền lợi của nhà đầu tư và cơ quan chức năng trong việc quản lý và thực hiện cam kết đối với nhà đầu tư. Tùy vào ngôn ngữ của từng hiệp định đầu tư hay Hiệp định Thương mại song phương và tùy vào thời gian các hiệp định đó, hiệp định đầu tư và thương mại song phương được gọi là Hiệp định song phương thế hệ cũ hay hiệp định song phương thế hệ mới, tức tùy vào điều khoản giải quyết tranh chấp đầu tư mà nhà đầu tư phải thỏa mãn một số điều kiện và tuân theo một số thủ tục nhất định trước khi khởi kiện nhà nước Việt Nam vì những vi phạm của nhà nước Việt Nam hoặc những tổ chức đại diện cho nhà nước (state agents).
Theo thống kê vào tháng 7/2020 của Hội nghị của Liên Hợp quốc về Thương mại và phát triển (UNCTAD), đến nay, đã có 8 vụ nhà đầu tư nước ngoài kiện Chính phủ Việt Nam tại trọng tài quốc tế. Trong số 8 vụ kiện của nhà đầu tư đã thụ lý thì có 4 vụ được quyết định có lợi cho Việt Nam, 1 vụ không tiếp tục, 2 vụ còn chưa có kết quả và 01 vụ hòa giải thành nhưng vì một số lý do, nhà đầu tư lại khởi kiện một vụ kiện mới và một số yêu cầu của nhà đầu tư đã được hội đồng trọng tài chấp nhận. So với một số nước đang phát triển và được xem là nước tiếp nhận đầu tư, thì số vụ khởi kiện của Việt Nam (8) vẫn chưa đến mức báo động như một số quốc gia Nam Mỹ như Agentina, Venezuela với số vụ kiện của các nhà đầu tư lên đến 62 vụ và 51 vụ tương ứng, hay ở Ấn Độ số vụ khởi kiện lên đến 25 vụ. Tuy vậy, so với một số quốc gia trong vùng được xem là đối thủ cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư như Thái Lan có 2 vụ, Trung Quốc 3 vụ Malaysia 3 vụ, Indonesia 7 vụ. Theo tạp chí Tài chính, trực thuộc Bộ Tài Chính, thì số lượng vụ nhà đầu tư gửi thông báo ý định khởi kiện cũng ngày càng gia tăng, chỉ tính riêng năm 2016 đã có 4 vụ, chưa kể trường hợp nhà đầu tư khởi kiện địa phương.
Nhận diện một số tồn tại có thể trở thành nguy cơ bị kiện
Xu hướng tranh chấp đầu tư ở Việt Nam không nằm ngoài những xu hướng trên thế giới.
Đề tài FDI MOOT trên toàn thế giới năm nay liên quan đến việc một quốc gia tiếp nhận đầu tư cam kết cho xây dựng nhà máy điện than và nhà đầu tư đã bỏ vốn đầu tư dựa trên cam kết đó, tuy nhiên, do những ảnh hưởng về biến đổi môi trường gây lũ lụt, nhà nước tiếp nhận đầu tư ra luật hạn chế sử dụng nhà máy điện than dẫn đến việc nhà đầu tư thua lỗ do phải đóng cửa trước thời kỳ cam kết.
Trong các phiên trọng tài giả định (MOOT) này được các chuyên gia về tranh chấp đầu tư đưa ra đề bài dựa trên những vụ kiện thật và xu hướng tranh chấp đầu tư trên thế giới.
Đây cũng sẽ là một xu hướng của các vụ tranh chấp khi các nhà nước tiếp nhận đầu tư ra luật do nhu cầu lợi ích công gây ảnh hưởng đến cam kết với nhà đầu tư. Một số xu hướng tranh chấp đầu tư có thể dự đoán đó là việc các địa phương trong quá trình thu hút đầu tư đã đưa ra những cam kết với nhà đầu tư nhiều hơn so với khung cam kết của quốc gia dẫn đến việc không thực hiện được.
Một xu hướng tranh chấp đầu tư khác có thể xuất phát từ việc dự án cấp phép không thực hiện được hoặc phải thu hồi giấy phép do những phản đối của cư dân, cộng đồng trong việc giải phóng mặt bằng và đền bù giải tỏa và qui hoạch tái định cư không thỏa đáng.
Để hạn chế thiệt hại trong các vụ tranh chấp, mới đây Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký ban hành Chỉ thị số 27/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tư và phòng ngừa việc phát sinh các vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế.