Ngành da giày Việt Nam đón đầu cơ hội CPTPP VÀ EVFTA

Việt Nam bắt đầu quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới từ khi gia nhập ASEAN năm 1996, đến nay Việt Nam đã ký kết 14 hiệp định tự do thương mại đa phương và song phương, trong đó có Hiệp định CPTPP, EVFTA là yếu tố thu hút nhiều dự án trong và ngoài nước đầu tư vào ngành da giầy tại Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng được cắt giảm thuế ngay sau khi hiệp định có hiệu lực.

Ngày 13/12/2019, tại TP Hồ Chí Minh, Cục Công nghiệp (Bộ Công thương) phối hợp với Báo Nhân Dân tổ chức Diễn đàn Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam năm 2019 “Ngành da giầy Việt Nam – đón đầu cơ hội CPTPP và EVFTA”, nhằm khẳng định vai trò quan trọng của ngành Da Giầy trong nền kinh tế đất nước và đề ra giải pháp thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp da giầy, công nghiệp hỗ trợ da giầy Việt Nam trước những cơ hội, thách thức đến từ các hiệp định thương mại tư do thế hệ mới.

Hội thảo có sự tham dự của đại diện lãnh đạo Bộ Công thương, Báo Nhân Dân, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Sở Công Thương các tỉnh thành, các trường, viện đào tạo, các hiệp hội, doanh nghiệp và các chuyên gia, diễn giả, các nhà nghiên cứu trong và nước ngoài.

Việt Nam bắt đầu quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới từ khi gia nhập ASEAN năm 1996, đến nay Việt Nam đã ký kết 14 hiệp định tự do thương mại đa phương và song phương, trong đó có Hiệp định CPTPP, EVFTA là yếu tố thu hút nhiều dự án trong và ngoài nước đầu tư vào ngành da giầy tại Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng được cắt giảm thuế ngay sau khi hiệp định có hiệu lực.

Năm 2018, Việt Nam đã xuất khẩu sản phẩm giầy dép tới hàng trăm nước, trong đó trên 50 nước có kim ngạch xuất khẩu hơn 1 triệu USD. Riêng thị trường nội địa, Việt Nam là thị trường tiềm năng của ngành da – giầy với dân số 95 triệu người. Ước tính nhu cầu tiêu thụ giầy dép tại Việt Nam năm 2018 khoảng 190 triệu đôi (bình quân 1,9 đôi/người/năm) và tiếp tục tăng do người dân có thu nhập ngày càng cao. Hiện nay, với mức thuế nhập khẩu 0% đối với hàng hóa lưu thông nội khối và giữa ASEAN với Trung Quốc, các nước ASEAN và Trung Quốc đã đẩy mạnh bán hàng sang Việt Nam, tăng sức ép cạnh tranh tại thị trường trong nước. Một số thương hiệu giầy dép, túi xách cao cấp nhập khẩu từ Italia, Pháp…

Theo Hiệp hội Da – Giầy – Túi xách Việt Nam (Lefaso) dự báo, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm da giầy tại các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam những tháng cuối năm vẫn tăng trưởng ổn định. Dự kiến tổng kim ngạch xuất khẩu da giầy đạt khoảng 21,5 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2018. 6 tháng năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của ngành da giầy đạt trên 10,33 tỷ USD. Trong đó, giầy dép đạt 8,53 tỷ USD, túi xách đạt 1,8 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu giầy dép lớn nhất trong 6 tháng đầu năm là Mỹ, tiếp đến là EU, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Riêng sản phẩm giầy dép của Việt Nam đã được xuất khẩu tới hơn 100 nước, trong đó 50 nước có kim ngạch xuất khẩu hơn 1 triệu USD. Hiện ngành da giầy Việt Nam giữ vị trí thứ 2 về xuất khẩu trên thế giới và là một trong những ngành có đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế đất nước.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp trong nước đã mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, tăng cường thiết kế mẫu, tạo ra nhiều sản phẩm phù hợp nhu cầu tiêu dùng trong nước. Nhiều thương hiệu giầy Việt: VINA Giầy, T&T, Biti’s, Bita’s, Asia Shoes, giầy Hồng Thạnh… đã được người tiêu dùng biết đến. Năm 2018 Việt Nam đã nhập khẩu da thuộc các loại đạt 1,63 tỷ USD, lớn nhất là từ Trung Quốc (325 triệu USD), Italia (244 triệu USD), Thái Lan (232 triệu USD), Hàn Quốc (161 triệu USD), Đài Loan (124 triệu USD)…

Theo đánh giá của giới chuyên gia ngành da giầy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn từ các hiệp định thương mại như Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA)… Tuy nhiên, có thể tận dụng được hay không thì Hiệp hội Da-Giầy-Túi xách Việt Nam (Lefaso) cũng như các doanh nghiệp cần giải quyết các điểm nghẽn mà ngành đang gặp phải hiện nay và nổi cộm trong đó, CNHT, NPL trong nước chưa phát triển, phụ thuộc nhập khẩu (>80%); thiếu chính sách khuyến khích phát triển CNHT; thiếu quy hoạch phát triển ngành theo cụm liên kết và chuỗi giá trị; Chưa phát triển được thương hiệu mạnh và đội ngũ thiết kế trong nước; Thiếu các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật và R&D cho ngành.

Qua đó, một số giải pháp được đặt ra tập trung vào việc (i) hình thành chuỗi giá trị ngành da giày trong nước, góp phần nâng cao giá trị gia tăng trong nước; (ii) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực da giày, tăng cường liên kết giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp da giày; (iii) hình thành các cụm liên kết ngành trong ngành da giày để tận dụng thế mạnh và lợi thế so sánh của các tỉnh và đẩy mạnh liên kết vùng; (iv) hình thành và phát huy hiệu quả của trung tâm hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực da giày.

Diễn đàn “Ngành da giầy Việt Nam-đón đầu cơ hội CPTPP VÀ EVFTA” sẽ là cơ hội để các bộ, ngành, địa phương; các doanh nghiệp ngồi lại với nhau, nhìn lại những khó khăn, điểm nghẽn và từ đó đưa ra những giải pháp, đề xuất trong bức tranh tổng quan của ngành da giầy Việt Nam. Đồng thời, những chia sẻ, kinh nghiệm và các khuyến nghị tại diễn đàn là cơ sở để cơ quan Chính phủ xây dựng dự thảo Chiến lược phát triển ngành da giầy trong bối cảnh các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đi vào hiệu lực.

 Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Bộ Công Thương




Chia sẻ :

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Bài viết mới

View Counter

005166
Views Today : 185
Views This Month : 3848
Views This Year : 11756
Total views : 72296
Language
Skip to content