Tăng cường công tác quản lý và thực hiện mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ từ nguồn ngân sách nhà nước

Đó là chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 8768/UBND-TH ngày 28/12/2022, theo đó: Trong thời gian qua, công tác mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh cơ bản được thực hiện đảm bảo theo quy định. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện công tác mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ vẫn còn một số hạn chế dẫn tới một số gói thầu không thể thực hiện mua sắm, gây ra tình trạng thiếu trang thiết bị, hàng hóa phục vụ cho hoạt động của các cơ quan, đơn vị và chậm triển khai thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất. Để khắc phục tình trạng nêu trên, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố nghiêm túc thực hiện các nội dung sau:

  1. Đối với các đơn vị mua sắm tài sản, hàng hoá, dịch vụ:

– Tập trung triển khai ngay từ đầu năm (hoặc ngay sau khi có Quyết định giao kinh phí của cấp có thẩm quyền) các thủ tục cần thiết theo quy định hiện hành để thực hiện mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ;

– Quá trình mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ nghiên cứu lựa chọn các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, địa phương, đáp ứng nhu cầu sử dụng và thông dụng trên thị trường;

– Thực hiện các bước thẩm định giá đảm bảo theo đúng quy định hiện hành (đối với giá trị mua sắm thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư thẩm định theo quy định của UBND tỉnh);

– Thực hiện nghiêm việc lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu, bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ và giá mua tối ưu;

– Quá trình triển khai thực hiện trường hợp có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền để xem xét, giải quyết;

– Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm về kết quả mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ trước UBND các cấp.

  1. Đối với cơ quan tài chính, đầu tư, cơ quan được giao trách nhiệm thẩm định giá (ngoài cơ quan tài chính) và cơ quan thanh tra các cấp:

– Giao Sở Tài chính rà soát các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn mua sắm của UBND các cấp và các ngành, chủ động tham mưu điều chỉnh và bổ sung hoặc bãi bỏ đảm bảo phù hợp với quy định hiện hành và thực tiễn địa phương.

– Cơ quan tài chính các cấp, cơ quan được giao trách nhiệm thẩm định giá (đối với dự án hỗ trợ phát triển sản xuất) đẩy nhanh tiến độ thẩm định giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ ngay sau khi nhận được đề nghị của các chủ đầu tư, đơn vị chủ trì liên kết.

– Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc của các chủ đầu tư theo lĩnh vực phụ trách.

– Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc tuân thủ quy định của pháp luật trong việc mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ; xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm trong mua sắm của các chủ đầu tư, các nhà thầu và đơn vị quản lý, sử dụng hàng hóa, dịch vụ./.

Đàm Hoàng




Chia sẻ :

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Bài viết mới

View Counter

005156
Views Today : 104
Views This Month : 2516
Views This Year : 10424
Total views : 70964
Language
Skip to content