Skip to content

Chỉ số PAR INDEX năm 2023: Tỉnh Bắc Kạn tăng 04 bậc so với năm 2022

Năm 2023, được sự quan tâm vào cuộc chỉ đạo của các cấp ủy và sự nỗ lực của các cấp chính quyền, kết quả Chỉ số PAR INDEX và Chỉ số PAPI đã đạt được một số kết quả tích cực. Kết quả Chỉ số CCHC năm 2023 tăng 4,89 điểm và tăng 04 bậc so với năm 2022, trong đó một số lĩnh vực đạt điểm số tương đối cao so với điểm tối đa, như: Cải cách TTHC đạt 99,23% so với điểm tối đa; Cải cách thể chế đạt 93,64% điểm tối đa; Chỉ đạo điều hành đạt 93,36%; Cải cách tổ chức bộ máy đạt 92,52%…Kết quả Chỉ số PAPI tăng 0,91 điểm và tăng 08 bậc so với năm 2022, trong đó 04/8 chỉ số nội dung tăng điểm so với năm 2022 và có 02 chỉ số nội dung ở nhóm đạt điểm cao (Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; Quản trị môi trường).

Theo Báo cáo số 90/BC-SNV ngày 15/5/2024 của Sở Nội vụ, theo đó Chỉ số PAR INDEX năm 2023, tỉnh Bắc Kạn đạt 84,24/100 điểm, xếp vị trí 57/63 tỉnh, thành phố tăng 4,89 điểmvà tăng 04 bậc so với năm 2022 (năm 2022, xếp vị trí 61/63 tỉnh, thành phố, đạt 79,35 điểm). Trong 08 lĩnh vực chỉ số có 07 lĩnh vực tăng điểm và tăng bậc, 01 lĩnh vực giảm điểm và giảm bậc (so với năm 2022).

Bên cạnh đó, đối với Chỉ số SIPAS năm 2023, tỉnh Bắc Kạn đạt 75,03/100%, xếp vị trí 63/63 tỉnh, thành phố, giảm 0,19% và giảm 03 bậc so với năm 2022 (năm 2022 đạt 75,22%, xếp vị trí 60 tỉnh, thành phố), cụ thể:

Kết quả điểm điều tra XHH Chỉ số SIPAS gắn với kết quả Chỉ số PAR INDEX năm 2023 đạt 7,48/10 điểm, giảm 0,04 điểm so với năm 2022 (năm 2022 đạt 7,52/10 điểm).

Chỉ số PAPI là công cụ phản ánh tiếng nói người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công của chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Chỉ số này do Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES) phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (VFF-CRT), Công ty Phân tích Thời gian thực (RTA) và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) thực hiện đánh giá. Đối tượng khảo sát là người dân. Việc khảo sát được chọn ngẫu nhiên những người dân từ 18 tuổi trở lên. Chỉ số PAPI có 08 chỉ số nội dung với 28 nội dung thành phần. Điểm tối đa của Chỉ số PAPI là 80 điểm trên 08 chỉ số nội dung, mỗi chỉ số nội dung có điểm tối đa là 10 điểm và được phân theo nhóm, có 04 nhóm gồm: Nhóm đạt điểm cao nhất; nhóm đạt điểm trung bình cao; nhóm đạt điểm trung bình thấp; nhóm đạt điểm thấp nhất.

Chỉ số PAPI năm 2023, tỉnh Bắc Kạn đạt 43,35/80 điểm, tăng 0,91 điểm so với năm 2022 (năm 2022 đạt 42,44/80 điểm); xếp vị trí 22/63 tỉnh, thành phố, tăng 08 bậc so với năm  2022 (năm 2022 xếp thứ 30/63 tỉnh, thành phố); ở nhóm thứ 2 là nhóm đạt điểm trung bình cao, nhóm này có 13 tỉnh, thành phố (không thay đổi về nhóm so với năm 2022).

Bên cạnh những kết quả đạt được trên, kết quả các chỉ số vẫn còn những hạn chế, nhất là Chỉ số SIPAS năm 2023 giảm 0,19% và giảm 03 bậc so với năm 2022, xếp vị trí 63/63 tỉnh, thành phố và 09/09 chỉ số thành phần mức độ hài lòng của người dân đều chỉ đạt dưới 80%.

Chỉ số PAR INDEX còn 01 lĩnh vực tỷ lệ điểm đạt được so với điểm tối đa thấp(Tác động của CCHC đến người dân, tổ chức và phát triển KTXH đạt đạt 63% so với điểm tối đa) và giảm 27 bậc so với năm 2022. Còn 04 tiêu chí, tiêu chí thành phần không đạt điểm và 35 tiêu chí, tiêu chí thành phần không đạt điểm tối đa.

Chỉ số PAPI còn 01 chỉ số nội dung xếp ở nhóm thấp (Cung ứng dịch vụ công) và một sốnội dung thành phần đạt điểm thấp so với điểm tối đa, như: Phúc đáp qua cổng thông tin điện tử đạt 13%; Giải đáp khiếu nại, tố cáo, khúc mắc của người dân đạt 14%; Người dân biết sử dụng cổng thông tin điện tử của Chính quyền địa phương đạt 15,3%; Nghiêm túc trong bảo vệ môi trường đạt 27,9%; Đóng góp tự nguyện đạt 39,2%; Tiếp  cận thông tin đạt 40%.

Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế nêu trên là do điều kiện địa lý, giao thông không thuận lợi, nguồn nhân lực của tỉnh còn hạn chế, điều kiện tự nhiên, xã hội của tỉnh còn rất nhiều khó khăn so với các tỉnh nên việc thu ngân sách hàng năm của tỉnh theo kế hoạch được Chính phủ giao ở nhóm thấp nhất cả nước; mức độ thu hút đầu tư gặp nhiều khó khăn; tỷ lệ giảm chi trực tiếp ngân sách cho đơn vị sự nghiệp không giảm. Trình độ hiểu biết, ứng dụng về công nghệ thông tin của người dân, doanh nghiệp còn hạn chế, chưa hình thành thói quen sử dụng dịch vụ công trực tuyến trong giải quyết TTHC do đó chưa cải thiện được tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình và tỷ lệ hồ sơ thanh toán trực tuyến. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về CCHC ở một số cơ quan, đơn vị chưa thực sự được quan tâm, chú trọng đúng mức, chưa đi vào thực chất; thiếu đôn đốc, kiểm tra, giám sát. Công tác thông tin, tuyên truyền để người dân nắm bắt về kết quả hoạt động của các cơ quan nhà nước nói chung, các chính sách đối với đời sống hàng ngày của người dân nói riêng chưa hiệu quả, do đó đánh giá phiếu điều tra XHH có phần chưa sát với thực tế.

Để cải thiện các chỉ số trong thời gian tới, các Sở, ban, ngành, địa phương tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc thực hiện CCHC, coi công tác CCHC thực sự là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên. Trong đó, coi trọng việc kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện trong từng cơ quan, đơn vị. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức đối với công tác CCHC, đặc biệt là nâng cao trách nhiệm, vai trò trực tiếp chỉ đạo của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền các chính sách liên quan đến đời sống hàng ngày của người dân để đảm bảo mọi người dân đều nắm bắt được các chính sách, từ đó nhận thức đầy đủ quyền lợi và trách nhiệm công dân của mình và tích cực tham gia đánh giá, phản hồi ý kiến với chính quyền sát với thực tế, qua đó góp phần nâng cao chất lượng chính sách, phục vụ người dân tốt hơn. Có các giải pháp khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia vào tiến trình CCHC và giám sát chất lượng thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chứcmột cách hiệu quả, thiết thực. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Nội vụ và các tổ chức, ngành liên quan trong công tác điều tra XHH các chỉ số./.

Nông Thảo

Chia sẻ :

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Bài viết mới

View Counter

0
Views Today : 41
Views This Month : 2650
Views This Year : 2650
Total views : 104948
Language