Chỉ đạo tăng cường chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác ATVSLĐ, chủ động phòng ngừa và hạn chế tai nạn lao động

Thực hiện các Văn bản chỉ đạo: Công điện số 42/CĐ-TTg ngày 01/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về vụ nổ lò hơi tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh thuộc ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai; Công điện số 51/CĐ-TTg ngày 21/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việcchấn chỉnh, tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động; Công văn số 2354/BLĐTBXH-CATLĐ ngày 04/6/2024 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc tăng cường quản lý, tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ).

Để tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, vai trò, trách nhiệm của các đơn vị, địa phương, các tổ chức, cá nhân trong việc đảm bảo ATVSLĐ, cải thiện điều kiện làm việc, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh đã ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị, địa phương, các tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện nghiêm các nhiệm vụ:

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội: Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về ATVSLĐ; hướng dẫn, đôn đốc và theo dõi thực hiện các quy định của pháp luật về ATVSLĐ tại các đơn vị, doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, trọng tâm là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai khoáng, xây dựng. Tăng cường quản lý, tổ chức thực hiện công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối vớicác máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; phối hợp với các sở, ngành, các Tổ chức huấn luyện ATVSLĐ tổ chức các lớp huấn luyện ATVSLĐ hoặc hướng dẫn, giám sát các đơn vị, doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện công tác huấn luyện ATVSLĐ cho các nhóm đối tượng theo quy định tại Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động. Tiếp tục phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức thanh tra, kiểm tra các đơn vị, doanh nghiệp về chấp hành các quy định của pháp luật ATVSLĐ, chú ý đến việc xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn tại nơi sản xuất, làm việc, kịp thời phát hiện và đề xuất với cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về ATVSLĐ theo quy định của pháp luật.

Sở Xây dựng: Yêu cầu các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án, nhà thầu thi công các công trình đang thi công xây dựng trên địa bàn tỉnh: Thường xuyên rà soát công tác đảm bảo an toàn, khắc phục các nguy cơ gây mất an toàn tại các công trình đang xây dựng; thực hiện tốt công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng các công trình; quản lý máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công công trình theo quy định của Bộ Xây dựng. Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác ATVSLĐ đối với các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp; đặc biệt công tác quản lý, xây dựng các tòa nhà cao tầng có lao động làm việc trên cao; máy móc, thiết bị thi công có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý. Chỉ đạo các chủ đầu tư, quản lý dự án, nhà thầu thi công các công trình xây dựng, chủ động phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định tại Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ.

Sở Công Thương: Tăng cường chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện công tác an toàn lao động tại các doanh nghiệp khai thác đá và các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác kiểm tra hoạt động cung ứng, bảo quản, vận chuyển, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tại các đơn vị sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Sở Tài nguyên và Môi trường: Tuyên truyền, hướng dẫn triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ trong khai thác, chế biến khoáng sản. Phối hợp với các cơ quan liên quan, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp đảm bảo ATVSLĐ đối với các lĩnh vực thuộc trách nhiệm, phạm vi quản lý nhà nước của ngành.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ động phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Hội Nông dân tỉnh và các sở, ban, ngành có liên quan tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn nông dân và thành viên hợp tác xã nông nghiệp nắm rõ quy trình, nguyên tắc vận hành an toàn đối với máy móc, thiết bị trong sản xuất nông nghiệp; biện pháp ATVSLĐ trong sản xuất, buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, chăn nuôi. Phối hợp với các sở, ngành, địa phương tăng cường kiểm tra hướng dẫn công tác an toàn lao động trong việc sử dụng máy móc, thiết bị, sử dụng điện sản xuất trong nông nghiệp tại các địa phương và các làng nghề.

Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Hội Nông dân tỉnh: Phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương trong công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động, người lao động về ATVSLĐ; hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các chủ sử dụng lao động và các hộ sản xuất kinh doanh trong các làng nghề. Liên minh Hợp tác xã tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến, hướng dẫn và kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động, người lao động về ATVSLĐ cho các Hợp tác xã.

Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thường xuyên triển khai, hướng dẫn đến cơ sở, doanh nghiệp các nội dung về tiêu chuẩn vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, quan trắc môi trường lao động theo quy định tại Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ. Phối hợp với các sở, ngành liên quan kiểm tra các doanh nghiệp có môi trường lao động độc hại có thể gây bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh: Chỉ đạo các doanh nghiệp sử dụng lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ phối hợp với công đoàn cơ sở tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về ATVSLĐ; thực hiện các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ sức khỏe cho người lao động, giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tăng cường hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ về ATVSLĐ và báo cáo tai nạn lao động theo quy định.

UBND các huyện, thành phố: Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và UBND xã, phường, thị trấn nắm bắt danh sách và tình hình lao động của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh, làng nghề trên địa bàn; tăng cường công tác kiểm tra chấp hành quy định về ATVSLĐ của các cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động. Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn thực hiện việc tiếp nhận khai báo tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 34 Luật An toàn, vệ sinh lao động và Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Giám đốc các doanh nghiệp, hợp tác xã và chủ cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh: Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động, các Nghị định của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về công tác ATVSLĐ. Chủ động phối hợp với các đơn vị có chức năng huấn luyện ATVSLĐ tổ chức huấn luyện các biện pháp đảm bảo ATVSLĐ cho người sử dụng lao động và người lao động; thực hiện nghiêm việc kiểm định các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao độngtheo đúng quy định tại Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động. Tăng cường đánh giá, quản lý các nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ tại nơi làm việc bao gồm các nội dung: lập kế hoạch đánh giá nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ; triển khai đánh giá nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ; tổng hợp kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ theo hướng dẫn tại Điều 4, Điều 5 và Điều 6 Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro, tự kiểm tra, báo cáo, sơ kết, tổng kết về công tác ATVSLĐ đối với cơ sở sản xuất kinh doanh.  Xây dựng mới, rà soát, bổ sung các nội quy, quy trình, biện pháp kỹ thuật ATVSLĐ tại nơi sản xuất và thường xuyên phổ biến đến người lao động. Tăng cường thực hiện chế độ tự kiểm tra, tự cải thiện điều kiện lao động đảm bảo quy trình, biện pháp làm việc an toàn tại nơi làm việc.

Đàm Hoàng




Chia sẻ :

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Bài viết mới

View Counter

005533
Views Today :
Views This Month : 2017
Views This Year : 10937
Total views : 113235
Language
Skip to content