Tăng cường công tác an toàn trong quản lý, bảo quản và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

Trong thời gian qua, một số tỉnh trên cả nước đã xảy ra tai nạn đáng tiếc liên quan công tác quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), sử dụng người làm việc liên quan đến VLNCN chưa được đào tạo huấn luyện, cấp giấy chứng nhận về kỹ thuật an toàn đến công tác thi công khoan nổ mìn. Mặt khác, qua kết quả kiểm tra theo Kế hoạch số 67/KH-SCT ngày 10/6/2024 của Sở Công Thương nhận thấy một số đơn vị thực hiện công tác quản lý, bảo quản và sử dụng VLNCN chưa được chặt chẽ.  Nhằm đảm bảo an toàn trong công tác quản lý, bảo quản và sử dụng VLNCN theo đúng quy định của pháp luật, không để tai nạn, rủi ro đáng tiếc xảy ra, Sở Công Thương yêu cầu các đơn vị hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt một số nội dung sau:

  1. Về công tác quản lý, sử dụng:

– Sử dụng VLNCN để thi công khai thác theo đúng ranh giới, công suất mỏ ghi trong Giấy phép khai thác, thiết kế mỏ được phê duyệt và phương án nổ mìn đã xây dưng.

– Sử dụng người làm việc liên quan đến VLNCN phải được qua đào tạo, huấn luyện và cấp giấy chứng nhận kỹ thuật an toàn sử dụng VLNCN.

– Thực hiện nghiêm túc việc lập, nổ mìn theo đúng hộ chiếu nổ mìn được phê duyệt (trong đó lưu ý ghi đầy đủ thông tin cụ thể thời gian, vị trí địa điểm, thông số kỹ thuật, người thực hiện… theo đúng mẫu quy định).

– Lập sổ thống kê xuất, nhập VLNCN; xây dựng lý lịch kho chứa VLNCN theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số 01:2019/BCT về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy VLNCN và bảo quản tiền chất thuốc nổ.

– Xây dựng Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp và báo cáo đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn trong hoạt động VLNCN theo quy định tại Thông tư số 13/2018/TT-BCT ngày 21/11/2019 của Bộ Công Thương về quản lý, sử dụng VLNCN, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất VLNCN. Đối với đơn vị đã xây dựng nghiêm túc triển khai thực hiện kế hoạch ứng cứu khẩn cấp, kế hoạch đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn hàng năm hoặc chủ động thực hiện bổ sung, điều chỉnh kế hoạch liên quan đến các điều kiện về an toàn (nếu có).

  1. Về công tác bảo quản tại kho chứa VLNCN:

– Định kỳ hàng tháng, Lãnh đạo đơn vị cử người có trách nhiệm kiểm tra việc ghi chép số xuất, nhập VLNCN tại kho; kết quả kiểm tra phải ghi vào sổ thống kê VLNCN. Xây dựng và niêm yết quy trình sắp xếp, bảo quản, xuất nhập VLNCN trong kho, phân loại VLNCN không đảm bảo chất lượng theo đúng quy định.

– Thực hiện quy trình sắp xếp, tiêu thụ VLNCN theo đúng quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số 01:2019/BCT ngày 21/11/2019 của Bộ Công Thương theo phương châm loại VLNCN nào nhập trước xuất trước và nhập sau xuất sau, đảm bảo VLNCN luôn còn trong thời hạn sử dụng của nhà sản xuất.

– Tiếp tục kiểm tra rà soát, hoàn thiện kho chứa VLNCN đáp ứng các thông số kỹ thuật theo đúng quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo  quản, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ; trong đó lưu ý thực hiện lập, thẩm định, thẩm tra hồ sơ thiết kế điều chỉnh kho chứa VLNCN (nếu có) và quản lý chất lượng công trình theo đúng quy định của pháp luật về xây dựng, phòng cháy chữa cháy và các quy định khác của pháp luật có liên quan./.

ĐH




Chia sẻ :

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Bài viết mới

View Counter

005378
Views Today : 152
Views This Month : 2942
Views This Year : 36670
Total views : 97210
Language
Skip to content