Bộ Công Thương thực thi hiệu quả Hiệp định EVFTA

Theo đánh giá, tình hình thực thi Hiệp định EVFTA trong 3 năm qua đã đạt kết quả tích cực. Nguyên nhân ngoài việc thị trường nước ngoài phục hồi, cầu tiêu dùng phục hồi lại, thời gian qua, Bộ Công Thương đã quan tâm đến phổ biến tuyên truyền về cơ hội, những quy định, quy tắc xuất xứ… để giúp doanh nghiệp tận dụng hiệu quả Hiệp định này. 

Theo đánh giá của giới chuyên gia, với EU, ngay từ năm đầu tiên thực thi EVFTA đã thu những kết quả tích cực. Đặc biệt, năm 2020, thị trường EU đang gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 nhưng trong 5 tháng đầu tiên thực hiện EVFTA (tháng 8-12/2020) có mức tăng trưởng dương, thay vì tăng trưởng âm trước đó, đạt 3,8%. 7 tháng tiếp theo đạt mức tăng trưởng 17,8%. Đó là hiệu quả bước đầu mà EVFTA mang lại.

Có thể nói trong 3a năm qua, các hiệp định thương mại tự do này đã giúp kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh mẽ. Cụ thể, CPTPP giúp kim ngạch xuất khẩu sang các quốc gia thành viên trong năm 2021 tăng 18,1% so với năm 2020. EVFTA giúp thương mại hai chiều giữa việt Nam và EU trong năm 2021 tăng 14,5% so với năm 2020.

Hơn 99% dòng thuế với các mặt hàng XK của VN sang EU được xoá bỏ sau 7 ...

Đáng lưu ý, trong năm 2022, kim ngạch trao đổi thương mại giữa các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đạt 62,24 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2021.

Kim ngạc xuất khẩu của Việt Nam sang các nước EU đạt 46,8 tỷ USD, tăng 16,7% so với năm 2021. Kim ngạch nhập khẩu từ các nước EVFTA đạt 15,4 tỷ USD, giảm 8,6% so với năm 2021.

Kim ngạch xuất khẩu sang EU theo mẫu C/O theo EVFTA (theo mẫu EUR.1) đạt 12,1 tỷ USD, chiếm 25,9% xuất khẩu chung sang EU, tăng 49,4% so với năm 2021. Nhiều mặt hàng quan trọng của Việt Nam xuất khẩu sang EU tiếp tục có tỷ lệ tận dụng tích cực. Chẳng hạn thủy sản đạt 82,9% tăng 29,5% so với năm 2021. Rau quả đạt 72,6%, tăng 34,2%; giày dép đạt 99,5%, tăng 49,7%; dệt may đạt 15,7% tăng 43,4%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 14,2% tăng 85,2%…

Các thị trường xuất khẩu chính là Hà Lan, chiếm 22,3%, Đức chiếm 19,2%, Italy chiếm 9,5%, Bỉ chiếm 8,5%, Pháp chiếm 7,9%…

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu từ EU ghi nhận mức sụt giảm so với năm 2021. Nhiều mặt hàng nhập khẩu quan trọng từ EU như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 8,6%, máy móc, thiết bị giảm 15,9%, dược phẩm giảm 4,5%, sản phẩm hóa chất giảm 1,7%, nguyên phụ liệu dệt may, da giày giảm 21,4%, máy móc thiết bị giảm 15,9%. Các thị trường nhập khẩu chính trong khối EU là Đức (chiếm 23,5%) Ailen (chiếm 21,7%), Italy chiếm 11,6%, Pháp chiếm 10,6%…

Thặng dư thương mại của Việt Nam với các nước EU trong năm 2022 đạt 31,4 tỷ USD, tăng 35,1% so với năm 2021. Tuy nhiên, dù mức thặng dư thương mại lớn thứ 2, chỉ sau Hoa Kỳ nhưng tỷ trọng thị trường EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Việt  Nam còn chưa cao, tương ứng là 12,6% và 4,3%.

Cần chủ động hiểu rõ FTA

Để giúp doanh nghiệp tận dụng hiệu quả các FTA, trong đó có Hiệp định EVFTA, thời gian qua, Bộ Công Thương đã quan tâm đến phổ biến tuyên truyền về cơ hội, những quy định, quy tắc xuất xứ đáp ứng để hưởng ưu đãi; dung lượng, thị hiếu, quy định cụ thể mặt hàng nhập khẩu… Ngoài ra, Bộ Công Thương thông tin đến doanh nghiệp, hiệp hội thông qua hội nghị, tập huấn chuyên sâu. Bộ có cổng thông tin về FTA (FTAP), đây là công cụ hữu ích khi doanh nghiệp xuất khẩu bất kỳ mặt hàng nào có thể tra cứu ngay ưu đãi thuế, quy định xuất xứ.

Bên cạnh đó, công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường cũng được Bộ Công Thương quan tâm. Trong bối dịch Covid-19, xúc tiến thương mại đã số hóa, đổi mới, có những hoạt động giao thương, tìm kiếm đối tác, thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường có FTA. “Chính phủ, bộ, ngành đã nỗ lực ký kết các FTA, trong đó có Hiệp định EVFTA, mở ra cơ hội về mặt thuế quan cho doanh nghiệp khi xuất khẩu, điều kiện cần là sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc tự đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh để tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường nhập khẩu, từ đó tận dụng ưu đãi từ các FTA, trong đó có Hiệp định EVFTA”, giới chuyên gia nhấn mạnh.

Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến cho cộng đồng doanh nghiệp. Trước đây, thường tổ chức tuyên tuyền theo phương thức truyền thống, tuy nhiên do đại dịch, không thể tiếp tục thực hiện công tác đi đến các địa phương, chuyển hướng sang cung cấp thông tin trực tuyến thông qua FTAP, đây là cổng thông tin cung ccaasp trực tuyến về các FTA, trong đó có Hiệp định EVFTA, với giao diện thận thiện. Ngoài ra xây dựng các clip về các thị trường quan trọng để doanh nghiệp có thể tham gia, tìm hiểu nhất là về quy tắc xuất xứ.

Nguồn: https://moit.gov.vn/




Chia sẻ :

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Bài viết mới

View Counter

005314
Views Today : 38
Views This Month : 1492
Views This Year : 27750
Total views : 88290
Language
Skip to content