6 tháng đầu năm 2023: xử lý 04 vụ vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu

Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn các cơ sở sản xuất, kinh doanh mặt hàng rượu được cấp giấy phép gồm: 05 cơ sở sản xuất rượu công nghiệp, Các cơ sở sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh được cấp giấy phép 246 cơ sở và 54 cơ sở bán lẻ rượu được cấp giấy phép. Ngoài ra theo số liệu tổng hợp của Phòng Kinh tế – Hạ tầng các huyện, thành phố: 631 cơ sở sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh chưa cấp giấy cụ thể các huyện: (Ba Bể 239 cơ sở, Pác Nặm 191 cơ sở, Chợ Mới: 201 cơ sở); 218 cơ sở chưa cấp giấy phépbán lẻ rượu (Ba Bể 143 cơ sở, Pác Nặm 68 cơ sở, Chợ Mới 07 cơ sở).

Nhìn chung các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu được cấp phép chấp hành tốt các quy định quản lý về an toàn thực phẩm.Trong 6 tháng đầu năm 2023 không có sản phẩm gây ngộ độc rượu trên địa bàn tỉnh. Sản phẩm rượu thủ công chủ yếu do người dân tự nấu để sử dụng trong gia đình và một phần bán tiêu dùng tại chỗ, phần còn lại được tiêu thụ tại các nhà hàng ăn uống và các cửa hàng tạp hóa.Nhu cầu sử dụng, tiêu thụ sản phẩm rượunhững tháng đầu nămở mức tương đối cao do đâylà dịp lễ, tết và nhu cầu tiêu dùng của khách tham quan du lịch, lễ hội. Thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường lực lượng Quản lý thị trường đã phát hiện hành vi vi phạm: “Kinh doanh hàng hóa thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định; kinh doanh rượu sản xuất trong nước có độ cồn từ 5,5 độ trở lên không dán tem rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước” đã được xử lý kịp thời đúng pháp luật.

6 tháng đầu năm 2023, Cục QLTT tỉnh đã chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường trực thuộc tiếp tụcthực hiện nghiêm Chỉ thị số 09/CT-UBND; Kế hoạch số49/KH-QLTT ngày 19/12/2018 của Cục QLTT về việc tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Kế hoạch số 49/KH-QLTT);văn bản số 10/CQLTT-NVTH ngày 09/01/2022 về việc thực hiện Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 31/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ.Đồng thời, chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan trong công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu (bán buôn, bán lẻ, bán rượu tiêu dùng tại chỗ…), đặc biệt là rượu sản xuất thủ công; chú trọng kiểm tra, phát hiện các hành vi sản xuất, kinh doanh, vận chuyển rượu giả, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, rượu nhập lậu; sử dụng nguyên liệu bị cấm để pha chế rượu; vi phạm quy định về nhãn hàng hóa, quảng cáo, vi phạm về tự công bố;xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nhằm bảo vệ sức khỏe, an toàn tính mạng, quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, góp phần tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu và ngăn chặn các vụ ngộ độc rượu diễn ra trên địa bàn.Trong quá trình kiểm tra, kiểm soát thị trường kết hợp công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật.

Kết quả: Tổng kiểm tra 10 vụ; xử lý: 04 vụ. Tổng số tiền phạt VPHC thu nộp NSNN: 36.500.000đồng.

6 tháng cuối năm 2023, Cục QLTT tỉnh tiếp tục chỉ đạo các Đội tăng cường kiểm tra theo nội dung tại Kế hoạch số 49/KH-QLTT và các văn bản chỉ đạo của cấp trên, chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm rượu. Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm rượu. Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn người tiêu dùng sử dụng những sản phẩm rượu có nguồn gốc, xuất xứ, tem, nhãn hàng hóa theo qui định; vận động và yêu cầu các hộ dân nấu rượu thủ công cam kết không pha chế cồn công nghiệp và các loại hóa chất độc hại vào trong rượu để tiêu thụ./.

Đàm Hoàng




Chia sẻ :

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Bài viết mới

View Counter

005618
Views Today : 74
Views This Month : 1099
Views This Year : 18678
Total views : 120976
Language
Skip to content