Bắc Kạn ban hành Kế hoạch Phát triển xuất khẩu tỉnh giai đoạn 2021- 2025

Ngày 21 tháng 9 năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành Kế hoạch Phát triển xuất khẩu tỉnh giai đoạn 2021- 2025. Theo đó tiếp tục thúc đẩy tốc độ tăng trưởng xuất khẩu; tập trung đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm chủ lực, các sản phẩm có lợi thế phục vụ xuất khẩu; củng cố, mở rộng và đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, nhất là xuất khẩu vào thị trường các nước trong khối CPTPP, EVFTA và UKVFTA…; chủ động, tích cực tham gia vào chuỗi giá trị hàng hoá toàn cầu nhằm tăng năng lực sản xuất và xuất khẩu hàng hoá.

Trong giai đoạn tới tỉnh Bắc Kạn phấn đấu đưa nhóm hàng công nghiệp chế biến trở thành động lực của xuất khẩu hàng hóa với tỷ trọng ngày càng tăng. Hiện nay tỉnh đã có một số sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Cộng hòa Séc với các sản phẩm như bột canxi cacbonat, gỗ dán ép, đũa gỗ, chuối, quả mơ, gừng đã qua sơ chế, miến dong, kim loại chì, kẽm… bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của thị trường các nước. Giai đoạn 2021-2025 với sự ra đời của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia đã có hiệu lực như: Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA và các nước trong khối ASEAN… đã tạo nhiều cơ hội, tiềm năng cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong đó có Bắc Kạn vào các nước đối tác, do vậy trong thời gian tới tỉnh Bắc Kạn cần tận dụng tối đa các ưu đãi, lợi thế của các nước nằm trong Khối ASEAN và các nước nằm trong các Hiệp định thương mại tự do trên để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Kế hoạch xuất khẩu giai đoạn 2021- 2025 tập trung vào một số nội dung chính như sau:

Một là, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp sản phẩm   xuất khẩu: Tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chính sách tài chính, tín dụng.

Hai là, phát triển các mặt hàng phục vụ xuất khẩu: Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu lớn, đặc biệt là các mặt hàng công nghiệp chế biến, chế tạo có giá trị gia tăng cao. Khuyến khích phát triển mặt hàng mới trên cơ sở khai thác tiềm năng lợi thế của tỉnh về điều kiện tự nhiên, nhân lực, mặt bằng, công nghệ. Khuyến khích phát triển các cơ sở sản xuất chế biến sâu các hàng hóa nông, lâm sản. Nâng cao chất lượng các sản phẩm xuất khẩu, đa dạng hóa mẫu mã, duy trì nguồn khách hàng ổn định tại các thị trường truyền thống. Chú trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm; giới thiệu, quảng bá sản phẩm đặc trưng của tỉnh tại các hội chợ quốc tế, thông qua Thương vụ/Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các đoàn khảo sát thị trường nước ngoài do các Bộ, ngành Trung ương và địa phương tổ chức. Khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản trên địa bàn đầu tư phát triển vùng nguyên liệu trên cơ sở tăng cường liên kết dọc giữa các thành phần trong chuỗi cung sản phẩm an toàn từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ nông sản phục vụ xuất khẩu. Tiếp tục thực hiện các dự án, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, chú trọng các doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo, chế biến thực phẩm, công nghệ thực phẩm… và có giải pháp đối với một số mặt hàng chính.

Ba là xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu.

Bốn là, giải pháp phát triển thị trường: Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu khảo sát tìm kiếm, nghiên cứu mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thị trường, định hướng xuất khẩu các sản phẩm hàng hóa cho các doanh nghiệp, tăng cường công tác thu thập và phổ biến thông tin về cơ chế chính sách xuất khẩu của các nước, lộ trình cắt giảm thuế quan, dự báo các chiều hướng cung – cầu hàng hóa và dịch vụ…Tập trung mọi nguồn lực hỗ trợ các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất về xây dựng nhãn mác, bao bì sản phẩm, tem truy xuất nguồn gốc xuất xứ.

Kim Oanh (Sở Công Thương)


Chia sẻ :

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Bài viết mới

View Counter

005160
Views Today : 3
Views This Month : 2702
Views This Year : 10610
Total views : 71150
Language
Skip to content