Định hướng triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất nâng cao sức cạnh tranh giai đoạn 2021-2025

Với mục tiêu nhằm định hướng triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại với việc kết hợp nhiều hình thức nhằm góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao lợi thế thương mại và mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm có thế mạnh của tỉnh, ngày 16 tháng 4 năm 2021 UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Quyết định số 545 /QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025. Kế hoạch tập chung vào các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể như:

Thứ nhất: Tăng cường hoạt động thông tin, tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm hàng hóa của địa phương một cách có hiệu quả.

– Xây dựng các chuyên mục, phóng sự, tin bài, các video clip, ấn phẩm, tờ rơi,  về quy trình sản xuất, chất lượng, sản phẩm hàng hóa, các doanh nghiệp, hợp tác xã của tỉnh Bắc Kạn để quảng bá giới thiệu về tiềm năng, lợi thế của tỉnh;

– Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về hàng hóa và dịch vụ thông qua các hoạt động truyền thông trên báo giấy, báo điện tử, truyền thanh, truyền hình, ấn phẩm …;

– Tuyên truyền phổ biến các chính sách pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, các Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA), các FTA đã có hiệu lực và các hiệp định thương mại khác mà Việt Nam tham gia ký kết bằng các hình thức đa dạng, phong phú như qua các hội nghị, hội thảo, trên website ngành Công Thương….;

– Tổng hợp cung cấp các thông tin về sản phẩm, số lượng, tiêu chuẩn chất lượng, mùa vụ các sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn gửi đến các Bộ, ngành trung ương, các tỉnh, thành phố đề nghị hỗ trợ kết nối với các doanh nghiệp, nhà phân phối, hệ thống siêu thị trong nước và nước ngoài.

Thứ hai: Tổ chức, tham gia các hoạt động, sự kiện xúc tiến thương mại trong nước nước ngoài.

– Tổ chức sự kiện xúc tiến thương mại quy mô lớn ngoài tỉnh (Tuần lễ giới thiệu sản phẩm hang hóa ngoài tỉnh….) để trưng bày, giới thiệu, quảng bá về tiềm năng, lợi thế, về các sản phẩm hàng hóa của tỉnh Bắc Kạn;

– Tổ chức tham Hội chợ triển lãm tại các tỉnh, thành phố trong cả nước hàng năm, đặc biệt là các Hội chợ tổ chức tại các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng….;

– Tổ chức hội chợ cấp vùng, cấp khu vực nhằm kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy người tiêu dùng hiểu biết và tin dùng sản phẩm hàng hóa tỉnh Bắc Kạn. Nâng cao công tác kiểm tra, giám sát chất lượng tổ chức hội chợ triển lãm thường niên của các đơn vị tổ chức hội chợ tại các huyện, thành phố;

– Tổ chức các Hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa các tỉnh, thành trong khu vực nhằm kết nối các doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà phân phối, bán lẻ ngoài tỉnh đến tỉnh Bắc Kạn để kết nối giao thương với các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã tham dự các Hội nghị kết nối giao thương do Bộ, Ngành và các tỉnh, thành phố tổ chức nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm;

– Tổ chức các hoạt động xúc tiến tổng hợp (thương mại kết hợp với đầu tư, du lịch, nông nghiệp như xúc tiến thương mại gắn với các lễ hội, các sự kiện văn hóa, du lịch của tỉnh và quốc gia, hội nghị xúc tiến thương mại gắn với tham quan các vùng nguyên liệu, mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn, Hội chợ OCOP, ngày hội nông sản gắn với hội chợ thương mại….) nhằm đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu về tiềm năng, lợi thế, con người và các sản phẩm có thế mạnh của tỉnh;

– Tổ chức các phiên chợ đưa hàng Việt về miền núi tại các huyện trong tỉnh;

– Nghiên cứu tổ chức tham gia Hội chợ triển lãm tại nước ngoài… đối với một số ngành hàng có thế mạnh của tỉnh tại các thị trường trọng điểm.

Thứ ba: Tổ chức Đoàn khảo sát thị trường mới, giao dịch thương mại

– Tổ chức đoàn khảo sát, nghiên cứu thị trường trong nước nhằm tìm kiếm, nắm bắt và kết nối được nhu cầu, thị hiếu, các tiêu chuẩn hàng hóa và mời đại diện các, hệ thống siêu thị, chợ đầu mối các tỉnh, thành phố đến nghiên cứu, tìm hiểu để đưa vào hệ thống tiêu thụ đối với các sản phẩm có thế mạnh của tỉnh;

– Tổ chức đoàn doanh nghiệp nước ngoài vào tỉnh giao dịch mua hàng;

– Tổ chức, tham gia đoàn giao dịch, xúc tiến thương mại tại nước ngoài nhằm khảo sát thị trường, tìm kiếm đối tác, tạo cơ hội giao thương, tiêu thụ sản phẩm có thế mạnh của địa phương; giới thiệu tiềm năng, lợi thế và thu hút đầu tư vào tỉnh và tham dự kết nối giao thương tại thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Séc, Mỹ….

Thứ tư: Nâng cao năng lực và kỹ năng kinh doanh

Tổ chức các lớp tập huấn về Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA), các hiệp định thương mại khác mà Việt Nam tham gia ký kết; kỹ năng bán lẻ hàng hóa, khởi sự doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu, tiếp cận và phát triển thị trường, nâng cao năng lực quản trị, thiết kế, phát triển sản phẩm, thương mại điện tử, sở hữu trí tuệ..; tham gia chương trình xúc tiến thương mại quốc và hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia các cuộc hội thảo, hội nghị chuyên đề, các khóa đào tạo nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ về xúc tiến thương mại.

 Thứ năm: Hỗ trợ phát triển thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm

– Hướng dẫn, hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký nhãn hàng hóa, xây dựng thương hiệu, chứng nhận chất lượng, truy xuất nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa theo quy định của pháp luật, quan tâm, bố trí kinh phí để đầu tư thiết kế, đổi mới nhãn mác bao bì cho từng loại sản phẩm để góp phần tăng sức cạnh tranh, nâng cao giá trị sản phẩm;

– Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng, duy trì, bảo vệ thương hiệu sản phẩm; từng bước ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về sản phẩm, ngành hàng, thị trường; hỗ trợ kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm, xây dựng hệ thống truy suất trực tuyến nguồn gốc sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm nông sản từ đầu vào đến khâu lưu thông, phân phối nông sản;

– Xây dựng Quy chế quản lý điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Kạn; Hỗ trợ xây dựng các điểm bán hàng và giới thiệu sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm làng nghề;

– Hỗ trợ xây dựng và triển khai sàn thương mại giao dịch điện tử cho các tổ chức kinh tế tập thể…;

– Xây dựng các biển quảng cáo ngoài trời, tấm lớn trên trục đường quốc lộ, điểm giao thông giao cắt, khu du lịch…để quảng bá, giới thiệu, truyền thông thương hiệu sản phẩm tiềm năng, chủ lực của tỉnh.

Thứ sáu: Tăng cường cơ sở vật chất, phát triển hạ tầng phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại

Xây dựng và duy trì Điểm giới thiệu, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm tỉnh Bắc Kạn, kết hợp giới thiệu các thành tựu phát triển kinh tế -xã hội, các dự án mời gọi đầu tư, các hình ảnh, sản phẩm đặc trưng của Bắc Kạn. Mua sắm, trang bị dụng cụ, thiết bị cần thiết phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại.

Thứ bảy: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu thông qua môi trường thương mại điện tử và các nền tảng công nghệ số:

Tăng cường triển khai các hình thức xúc tiến thương mại áp dụng các công cụ trực tuyến để duy trì thị trường, quan hệ với các đối tác, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã nhanh chóng tìm kiếm bạn hàng; thúc đẩy giao dịch hàng hóa qua môi trường thương mại điện tử, chú trọng công tác quảng bá sản phẩm qua nền tảng số, phương tiện điện tử; tham gia các khóa đào tạo xúc tiến thương mại trực tuyến do Bộ Công Thương tổ chức. Phối hợp Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương hỗ trợ đưa các sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất tiêu biểu của tỉnh Bắc Kạn và triển khai các chương trình đào tạo, chương trình truyền thông, hỗ trợ tài chính…cho doanh nghiệp của tỉnh để đẩy mạnh phân phối sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp trên “Gian hàng Việt trực tuyến”, cụ thể:

– Phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại và các đơn vị liên quan tiếp tục các hoạt động: xây dựng và hỗ trợ cung cấp cơ sở dữ liệu thị trường, dữ liệu doanh nghiệp xuất khẩu, xây dựng các kênh tương tác trực tiếp với các doanh nghiệp, hiệp hội để hỗ trợ doanh nghiệp và kết nối giao thương;

– Thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1811/QĐ-UBND ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn Ban hành Kế hoạch Phát triển thương mại điện tử tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025. Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã triển khai đầu tư, khai thác và sử dụng có hiệu quả các Website thương mại điện tử, thiết lập gian hang và bán hang thông qua các trang thương mại điện tử đã được Bộ Công Thương, tỉnh, các doanh nghiệp, hợp tác xã đã đầu tư trong các năm vừa qua để quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm;

– Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng và thúc đẩy hoạt động phân phối sản phẩm trên kênh quảng bá và giới thiệu sản phẩm trên trang mạng xã hội (Facebook, Youtube, diễn đàn tiêu dùng….), giới thiệu sản phẩm trên các kênh bán hàng online, sàn thương mại điện tử có uy tín trong nước và quốc tế như sàn thương mại điện tử Postmart.vn của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, sàn Voso (Viettel post)…; đề xuất Bộ Công Thương hỗ trợ tỉnh Bắc Kạn tham gia các chương trình hợp tác giữa Bộ Công Thương với Google, Alibaba, Amazon…..để quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm trong nước và hướng đến xuất khẩu;

– Tổ chức, tham gia các Hội nghị, Hội thảo trực tuyến qua các phần mềm: Zoom, Tencen…..để tạo cho các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, hợp tác xã giữa các tỉnh, các nước, các nhà phân phối có thể thể gặp gỡ, trao đổi, tìm hiểu các thông tin về các sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn để kết nối, tiêu thụ và xuất khẩu.

* Giải pháp thực hiện cụ thể: (1) Rà soát, xây dựng, sửa đổi và bổ sung hệ thống văn bản pháp luật của tỉnh quy định về hoạt động xúc tiến thương mại cho phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; (2) Phát huy hiệu quả bộ máy hoạt động của đơn vị chủ trì thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại; xây dựng quy chế phối hợp thực hiện nhiệm vụ xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Bắc Kạn; tiếp tục thực hiện tốt trong công tác cải cách thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh; (3) Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế từng địa phương. Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành và thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm tổn thất sau thu hoạch; (4) Triển khai có hiệu quả  Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm giai đoạn 2021-2025” và các kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội giai đoạn 2021-2025; (5) Quan tâm phát triển hệ thống lưu thông, phân phối sản phẩm như hạ tầng thương mại, hạ tầng công nghiệp để lập danh mục các dự án kêu gọi đầu tư; đồng thời làm tốt công tác dự báo giá cả thị trường, công tác quản lý thị trường; (6) Đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá các sản phẩm hàng hóa của địa phương một cách có hiệu quả, đồng thời tuyên truyền phổ biến các chính sách pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực thương mại bằng các hình thức đa dạng, phong phú. Mở rộng mạng lưới hợp tác, liên kết trao đổi thông tin đa chiều giữa tỉnh Bắc Kạn với hệ thống cơ quan quản lý, các đơn vị hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh, với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu; (7) Nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại thị trường trong nước, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại định hướng xuất khẩu; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu thông qua môi trường thương mại điện tử và các nền tảng công nghệ số; (8) Xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích thiết thực nhằm xây dựng được mối liên kết chặt chẽ giữa bốn nhà “nhà sản xuất – nhà doanh nghiệp – nhà nước – nhà khoa học” trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, tạo sự gắn kết chặt chẽ trong chuỗi giá trị từ nghiên cứu – ứng dụng – sản xuất – phân phối tới tiêu dùng./.

(Hoàng Thị Yến. Sở Công Thương Bắc Kạn)


Chia sẻ :

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Bài viết mới

View Counter

004723
Views Today : 134
Views This Month : 2895
Views This Year : 11579
Total views : 26005
Language
Skip to content