Kết quả thực hiện mô hình thí điểm Chuyển đổi số tại xã Như Cố, huyện Chợ Mới

Thực hiện Kế hoạch số 369/KH-UBND ngày 14/6/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thí điểm triển khai thực hiện chuyển đổi số tại 08 xã/phường/thị trấn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2023, Quyết định số 1431/QĐ-UBND ngày 09/08/2023 của UBND tỉnh về việc phân công các cơ quan, đơn vị phụ trách, theo dõi, giúp đỡ 08 xã/phường thực hiện thí điểm chuyển đổi số năm 2023, theo đó giao Sở Công Thương là cơ quan phụ trách, theo dõi, giúp đỡ xã Như Cố thực hiện thí điểm chuyển đổi số năm 2023.

Ngay sau khi Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 369/KH-UBND về triển khai thực hiện thí điểm Chuyển đổi số tại 08 xã/phường/thị trấn trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện Chợ Mới đã ban hành các kế hoạch về thí điểm triển khai thực hiện chuyển đổi số tại xã Như Cố năm 2023; triển khai thực hiện các nội dung thí điểm chuyển đổi số tại xã Như Cố; chỉ đạo, hướng dẫn Đảng ủy xã Như Cố thành lập Tổ chuyển đổi số thí điểm của xã do Bí thư Đảng ủy làm tổ trưởng, mời đại diện lãnh đạo Sở Công Thương và đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện tham gia thành viên. Ủy ban nhân dân xã Như Cố đã ban hành Kế hoạch số 707/KH-UBND ngày 28/9/2023 triển khai công tác chuyển đổi số tại xã, phân công nhiệm vụ cụ thể đối với các bộ phận liên quan; tổ chức cuộc họp đánh giá, đôn đốc triển khai thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch.

(Hội nghị đánh giá kết quả Chuyển đổi số)

Sau thời gian gần 01 năm triển khai thực hiện, công tác chuyển đổi số của xã Như Cố đã đạt được một số kết quả quan trọng, góp phần nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành; tăng cường tương tác giữa người dân, doanh nghiệp với Chính quyền; hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn xã Như Cố được tiếp cận và sử dụng các ứng dụng, dịch vụ tiện ích, thuận lợi nhất nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, góp phần đảm bảo công tác an sinh xã hội, an toàn, an ninh trật tự và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội cho địa phương. Cấp ủy chính quyền địa phương đã quan tâm tổ chức triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số; hạ tầng công nghệ thông tin được chú trọng, nâng cấp. Bên cạnh đó, nhận thức và trình độ của cán bộ công chức về ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác. Việc tập huấn cho các thành viên Tổ Công nghệ số cộng đồng cấp xã, cấp thôn và các HTX trên địa bàn đã lan tỏa kỹ năng số đến mọi người dân. Kết quả đánh giá chỉ số Chuyển đổi số năm 2023 xếp thứ 6 toàn tỉnh (tăng 3 bậc so với năm 2022). Kết quả thực hiện thí điểm chuyển đổi số tại xã Như Cố đã đạt được trên 3 trụ cột chính như sau:

Chính quyền số

100% cán bộ, công chức thực hiện đúng quy trình gửi, nhận, xử lý văn bản đi, đến trên hệ thống đảm bảo các văn bản được xử lý trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành (trừ văn bản mật), 100% văn bản đi được ký số đầy đủ. Giải quyết các thủ tục hành chính cấp xã trên hệ thống Cổng dịch vụ công và phần mềm một cửa điện tử tỉnh theo đúng quy trình, 100% các hồ sơ giải quyết TTHC được tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả trên hệ thống theo quy định. 100% cán bộ, công chức của xã được cấp và sử dụng tài khoản thư điện tử công vụ trong trao đổi, giải quyết công việc. 100% các máy tính của cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân cấp xã được cài đặt phần mềm diệt virut. Trang bị đầy đủ chứng thư số chuyên dùng của tổ chức và cá nhân có quyền ký ban hành văn bản và các công chức chuyên môn của Bộ phận tiếp nhận và giải truyết TTHC.

Tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ năng biên tập tin, bài cho Ban biên tập, quản trị viên của Trang thông tin điện tử xã. Trang thông tin điện tử của xã đáp ứng các yêu cầu quy định tại Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng; chỉ đạo xã thường xuyên cập nhật thông tin chỉ đạo điều hành và các sự kiện lên Trang thông tin điện tử của xã. Chỉ đạo Điểm Bưu điện – Văn hóa xã cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông tại xã đảm bảo cung cấp dịch vụ phục vụ người dân.

11/11 thôn có đường truyền Internet băng rộng. Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến duy trì ổn định, đảm bảo việc tham gia các cuộc họp trực tuyến với huyện, tỉnh, trung ương. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của xã được trang bị đầy đủ máy tính cho cán bộ công chức thực hiện tiếp nhận TTHC, 01 bộ máy tính, máy scan hỗ trợ người dân nộp hồ sơ trực tuyến (nguồn kinh phí UBND tỉnh cấp); 01 Tivi (do Sở Công Thương hỗ trợ). Tỷ lệ giải quyết TTHC qua DVCTT một phần đạt: 59/215 hồ sơ (27,44%). Tỷ lệ giải quyết TTHC qua DVCTT toàn trình đạt: 102/111 hồ sơ (91,89%).

Việc tuyên truyền về chuyển đổi số; cách thức sử dụng các dịch vụ công, các dịch vụ tiện ích cho người dân được thực hiện thường xuyên thông qua Hệ thống loa truyền thanh, Trang thông tin điện tử và tại khu dân cư.

Kinh tế số

Các sản phẩm đặc trưng và các sản phẩm OCOP của Hợp tác xã Nông nghiệp thanh niên Như Cố đã được đưa lên sàn TMĐT, có truy xuất nguồn gốc rõ ràng và được quảng bá rộng rãi trên các sàn thương mại điện tử như: Bún khô, mật ong, trà mướp đắng rừng, trà cà gai leo xạ đen, chè khô, dưa lưới, dưa lê.

Tổ chức hướng dẫn người dân, hộ kinh doanh biết tạo lập tài khoản mạng xã hội, gian hàng thương mại điện tử; đăng tải tin bài, chụp hình, xây dựng các video quảng bá sản phẩm, dịch vụ để đăng trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội.

Các ứng dụng thanh toán điện tử đã được sử dụng trong các dịch vụ hành chính công, bán hàng, kinh doanh, hóa đơn tiền điện, tiền nước, các dịch vụ khác. Khoảng 60% người trưởng thành đủ điều kiện có tài khoản ngân hàng, ví điện tử để thực hiện thanh toán trực tuyến. Trên 80% hộ kinh doanh được tạo biển mã QR tài khoản để thanh toán giao dịch mua bán hàng.

Xã hội số

Đã thiết lập kênh giao tiếp giữa chính quyền xã và người dân thông qua hệ thống mạng xã hội (Kênh Zalo OA, Nhóm zalo, fanpage Facebook), trang thông tin điện tử, nhằm kịp thời truyền tải các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hoạt động của chính quyền tới người dân; tiếp nhận thông tin, ý kiến phản ánh của người dân, doanh nghiệp đối với chính quyền.

100% trường học trên địa bàn xã (03 trường học) sử dụng phần mềm kiểm định chất lượng giáo dục cấp trường trực tuyến; Phần mềm tuyển sinh đầu cấp; Phần mềm vnEdu teacher; Triển khai các ứng dụng sổ liên lạc điện tử, tin nhắn SMS, các trường đăng thời khóa biểu, lịch công tác, nhập kết quả đánh giá, sử dụng trao đổi trên app và các dịch vụ trên app để người dân theo dõi…70% phụ huynh có điện thoại thông minh cài đặt app vnEdu connect.

 Tuy nhiên, chuyển đổi số xã Như Cố còn một số hạn chế, như sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương chưa đồng bộ, thiếu chủ động trong việc kết nối với các đơn vị liên quan để thực hiện các nhiệm vụ. Một bộ phận lớn người dân chưa thay đổi thói quen trao đổi hàng hóa, thanh toán trên môi trường điện tử, khả năng hạn chế trong tiếp cận ứng dụng công nghệ thông tin; quá trình, thao tác thực hiện các TTHC có nhiều khó khăn, việc đính kèm file lên hệ thống trong thực hiện TTHC còn chậm… tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến còn thấp, người dân vẫn tới trụ sở để nộp hồ sơ trực tiếp.

  Mặt khác, hạ tầng, cơ sở vật chất, tốc độ đường truyền tại xã còn yếu, chậm. Việc tạo lập tài khoản trên Cổng dịch vụ công còn phức tạp, giao diện chưa tối ưu cho việc sử dụng bằng điện thoại di động, do đó người dân gặp nhiều khó khăn khi thao tác trên hệ thống. Mạng di động có nơi chưa ổn định, tỉ lệ phủ sóng trên địa bàn xã vẫn còn tình trạng mạng kết nối chưa ổn định (Thôn Khuổi Hóp và một số vùng của thôn Bản Cầy). Hệ thống wifi công cộng chưa thực hiện lắp đặt. Hệ thống loa phát của Đài truyền thanh ứng dụng CNTT chưa bao khắp các thôn trên địa bàn xã. Tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt còn thấp.

Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên do một bộ phận công dân trên địa bàn có trình độ hiểu biết về công nghệ thông tin thấp, không thành thạo trong việc sử dụng điện thoại thông minh, thiết bị máy tính, Internet để đăng ký các dịch vụ công trực tuyến, thói quen sử dụng và thanh toán bằng tiền mặt; Hoạt động của Tổ Công nghệ số cộng đồng còn hạn chế; Cơ sở hạ tầng phục vụ chuyển đổi số chưa đáp ứng được yêu cầu, vẫn còn tình trạng hệ thống đường truyền bị nghẽn mạng, lag… Lực lượng cán bộ phục vụ tiếp nhận, giải quyết hồ sơ DVC còn thiếu so với yêu cầu thực tế.

Trong thời gian tới, Chính quyền xã Như Cố cần tiếp tục làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để tạo sự thống nhất, đồng thuận tham gia của người dân, doanh nghiệp và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện; phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông để rà soát, thiết lập hạ tầng viễn thông đảm bảo 100% thôn được phủ sóng 3G,4G, Wifi và kết nối đường truyền internet băng rộng. Đồng thời bố trí nguồn lực để hỗ trợ người dân sử dụng các dịch vụ công và việc thực hiện các TTHC, đẩy mạnh việc hỗ trợ thanh toán điện tử và khuyến khích người dân tham gia các chương trình thương mại điện tử. Trong quá trình triển khai thực hiện, Chính quyền xã Như Cố cần chủ động tham mưu và đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp, công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị, ngành có liên quan để hoàn thành mục tiêu kế hoạch chuyển đổi số tại xã Như Cố đã đề ra./.

                                                                                                                                Phạm Thị Dịu (Sở Công Thương)


Chia sẻ :

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Bài viết mới

View Counter

005195
Views Today : 29
Views This Month : 3004
Views This Year : 15414
Total views : 75954
Language
Skip to content