Cần tiếp tục đẩy lùi “bệnh thành tích

Từ rất sớm (năm 1927) trong tác phẩm “Đường cách mệnh” Bác Hồ đã dành những trang đầu tiên để nói về tư cách của người cách mạng cảnh báo cán bộ, đảng viên, trong đó có tiêu chuẩn “ không hiếu danh”, “không kiêu ngạo”. Đến tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (năm 1947) Bác gọi “ bệnh thành tích” là “bệnh hữu danh vô thực”, Bác còn chỉ rõ các biểu hiện như: “làm ít thì suýt ra nhiều để làm bản báo cáo cho oai” “khuyết điểm thì che dấu đi không nói đến”, “làm việc không thiết thực, báo cáo không thật thà”, “việc gì cũng không xét đến kết quả thiết thực, cần kíp, chỉ nhằm về hình thức bề ngoài, chỉ muốn phô trương”…

(Ảnh: dangcongsan.vn)

Nếu “bệnh thành tích” không được đẩy lùi, cũng làm nguy hại đến đảng, đến nhà nước, mất lòng tin của nhân dân. Bởi lẽ “ Bệnh thành tích” tràn lan sẽ làm cho Đảng không mạnh, đất nước ta không thể giàu mạnh, các tồn tại không kịp thời được phát hiện, giải quyết; không đánh giá đúng thực trạng và nguồn lực trong thực hiện nhiệm vụ chính trị; khen không đúng người, không đúng việc; bổ nhiệm sai cán bộ…

Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta đã ban hành nhiều văn bản trong đó yêu cầu tổ chức đảng, cán bộ đảng viên ngăn chặn, khắc phục “bệnh thành tích”. Đặc biệt những năm gần đây các cấp ủy trong Đảng triển khai mạnh mẽ việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 ( khóa XI, XII) và Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” gắn với thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đảng ta coi “bệnh thành tích” là một trong những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; từ đó đề ra giảng pháp khắc phục. Trải qua nhiều năm thực hiện việc ngăn chặn, khắc phục, đẩy lùi “bệnh thành tích” trong đảng và hệ thống chính trị của tỉnh ta đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, nhiều chuyển biến rõ rệt trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, tuy nhiên cũng có nhiều người đặt ra câu hỏi: vậy đến nay liệu còn “bệnh thành tích” hay không?.

Đi tìm câu trả lời đầy đủ cho câu hỏi quả không dễ, nếu nói có thì khó chỉ mặt đặt tên, nhưng nếu nói không chắc dư luận cũng khó để đồng tình bởi trong thực tiễn vẫn còn những vấn đề diễn ra có biểu hiện của “bệnh thành tích”, mà chưa có giải pháp giải quyết triệt để. Đơn cử một vài ví dụ: Thực tế có nhiều cơ quan thừa nhận vẫn còn một bộ phận cán bộ sáng cắp ô đi chiều cắp ô về, làm việc nhênh nhang, hiệu quả thấp, thế nhưng kết quả đánh giá xếp loại công chức cuối năm thì ít cơ quan, đơn vị, địa phương có cán bộ công chức không hoàn thành nhiệm vụ, bởi nguyên nhân là do nếu có cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ thì ảnh hưởng đến thành tích chung của cả cơ quan và người đứng đầu; đến câu chuyện cho nợ tiêu chí để đánh giá đạt nông thôn mới, nhưng nợ đến bao giờ trả đủ lại chưa có biện pháp quyết tâm quyết liệt, mà mục tiêu trước mắt là đạt chỉ chỉ tiêu giao; dư luận còn nêu có trường hợp chạy giải trong một vài cuộc thi, chạy thành tích trong xét khen thưởng; thậm chí có đơn vị đi giao lưu thể thao còn thuê, mượn cầu thủ để cốt đạt giải cao… Qua một vài ví dụ, để thấy “bệnh thành tích” vẫn còn đâu đó chứ chưa hoàn toàn được khắc phục, đẩy lùi, ngăn chặn, tại một số báo cáo đánh giá các đề án, nghị quyết của Đảng, cấp ủy các cấp về công tác xây dựng đảng đã được chỉ ra, cần sớm được chấn chỉnh, khắc phục nâng cao kết quả thực chất đạt được trong các tổ chức đảng, đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và cả Nhân dân.

Để chống “bệnh thành tích” cần tiếp tục thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Thứ nhất, các tổ chức đảng quyết liệt hơn nữa trong công tác giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm, khiêm tốn, lòng tự trọng của mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân không nhận thành tích khi mình đóng góp chưa xứng đáng, không thổi phồng thành tích, chạy thành tích; kiên quyết lên án hành động chạy thi đua, chạy khen thưởng, chạy thành tích, vì lợi ích hoặc ganh ghét mà đánh giá không đúng thành tích.

Thứ hai, phát huy quyền làm chủ của tập thể phải gắn liền với nâng cao trình độ hiểu biết của quần chúng về phong trào thi đua, danh hiệu thi đua; nói không với tư tưởng, hành động hướng tới tình trạng tập hợp, lôi kéo các nhóm bè phái, cục bộ, lợi ích trong thi đua.

Thứ ba, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đảy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Trước hết nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu, các cá nhân trong cấp ủy, cán bộ lãnh đạo, quản lý trong phục vụ Nhân dân, làm việc với tinh thần tôn trọng khách quan, đúng nguyên tắc, kỷ cương, kỷ luật, có lý, có tình, đặt lợi ích tập thể lên trên hết. Tổ chức thực hiện có hiệu quả kết luận số 01-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Kết luận 21-KL/TW về đẩy mạnh xây dựng chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Thứ tư, cấp ủy, chính quyền tiếp tục chỉ đạo cụ thể hóa các quy định, tiêu chí cụ thể để đánh giá chất lượng hiệu quả thực chất hơn, tránh kẽ hở dễ bị lợi dụng. Kiên quyết xử lý các sai phạm, thường xuyên kiểm tra, cảnh báo, đôn đốc, nhắc nhở các biểu hiện của “bệnh thành tích”./.

Nguồn: backan.dcs.vn




Chia sẻ :

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Bài viết mới

View Counter

005335
Views Today : 178
Views This Month : 1295
Views This Year : 30560
Total views : 91100
Language
Skip to content