Kết quả thực hiện quy chế dân chủ cơ sở năm 2022

Nhận thức được vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hiện QCDC trong hoạt động của đơn vị, Cấp ủy, Lãnh đạo Sở Công Thương thường xuyên chỉ đạo, tổ chức triển khai, quán triệt đến toàn thể công chức, viên chức, người lao động của đơn vị các văn bản về thực hiện dân chủ trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng, thực hiện QCDC ở cơ sở và phát huy quyền làm chủ của công chức, viên chức, người lao động. Công tác phổ biến, quán triệt được thực hiện thường xuyên bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: Phổ biến quán triệt tại Hội nghị công chức, viên chức năm 2022, tuyên truyền trong các cuộc họp cơ quan, sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt chuyên đề, công đoàn, tuyên truyền phổ biến trên hồ sơ công việc cho các đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, góp phần tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả của các văn bản cấp trên;

Trong năm, đơn vị đã ban hành các văn bản cụ thể hóa các quy định của pháp luật về thực hiện QCDCCS tại cơ quan, đơn vị như:  ban hành Quy chế bình công A+, A, B,C; ban hành quy chế chi tiêu nội bộ thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với Văn phòng Sở Công Thương tỉnh Bắc Kạn; ban hành Quy chế nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc Sở Công Thương tỉnh Bắc Kạn; Kế hoạch về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở năm 2022. Theo đó, đơn vị thường xuyên rà soát, chỉnh sửa các quy định, quy chế cho phù hợp và đưa ra các giải pháp để thực hiện hiệu quả QCDC ở cơ sở trong hoạt động của đơn vị;

Bên cạnh đó, để chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao, Sở đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các phòng, đơn vị thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương và UBND tỉnh đúng quy định của pháp luật, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Để thực hiện hiệu quả QCDC ở cơ sở, đơn vị đã kiện toàn Ban chỉ đạo QCDC ở cơ sở. Ban chỉ đạo thực hiện QCDC Sở Công Thương do đồng chí Bí thư Đảng bộ, Giám đốc Sở làm Trưởng ban, các thành viên là các đồng chí trong cấp ủy đảng, Ban lãnh đạo, đại diện Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở và Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc. Ban Chỉ đạo đã thực hiện tốt vai trò tham mưu cho Đảng ủy, Lãnh đạo sở trong việc quán triệt các văn bản của Trung ương và triển khai các văn bản của tỉnh. Các thành viên xác định được chức năng, nhiệm vụ được phân công, phối hợp tốt trong việc kiểm tra, giám sát, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Tạo điều kiện cho Ban thanh tra nhân dân thực hiện nhiệm vụ, lãnh đạo đơn vị và tổ chức Đảng, đoàn thể nghiêm túc tiếp thu những ý kiến đóng góp để điều chỉnh hoạt động của đơn vị cho đúng và phù hợp với thực tế;

Ngay từ đầu năm, Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ đã ban hành kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện QCDC cơ sở. Trong các kỳ họp giao ban, họp cơ quan, sinh hoạt Đảng bộ, chi bộ, sinh hoạt các tổ chức đoàn thể thường xuyên lồng ghép nội dung chỉ đạo việc thực hiện quy chế dân chủ đến toàn thể CCVC, NLĐ, do vậy việc thực hiện QCDC ở cơ sở luôn được triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả. Bên cạnh đó, cấp ủy Đảng cũng ban hành Chương trình kiểm tra, giám sát của Đảng ủy, chỉ đạo chuyên môn và các tổ chức đoàn thể thường xuyên cập nhật và ban hành kịp thời, đầy đủ chương trình tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, chương trình thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, chương trình, kế hoạch của Ban Thanh tra nhân dân … kịp thời triển khai những chương trình hành động thực hiện các chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước. Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện QCDC ở cơ sở được Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở chỉ đạo thực hiện lồng ghép trong chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát trong năm để kịp thời chỉ đạo, giải quyết các kiến nghị, nguyện vọng hợp pháp chính đáng của CC, VC, NLĐ, kịp thời giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân, không để tồn đọng, không có vụ việc kéo dài.

Qua triển khai thực hiện, với sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức đoàn thể, Ban Thanh tra nhân dân, các nội quy, quy định trong quy chế được lãnh đạo sở và công chức, viên chức và người lao động chấp hành và thực hiện nghiêm túc, góp phần tích cực trong việc triển khai thực hiện có hiệu quả mọi hoạt động của sở. Nhận thức về dân chủ và thực hành dân chủ của đảng viên, công chức, viên chức, người lao động cơ quan được nâng lên. Nội bộ cơ quan luôn đoàn kết, không có đơn thư khiếu nại về vấn đề thực hiện dân chủ, đảm bảo giữ an ninh, chính trị, trật tự an toàn ở cơ quan. Các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước đều được chấp hành và triển khai nghiêm túc; các kế hoạch, chương trình công tác… đều được phổ biến và triển khai kịp thời đến công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan. Việc lấy ý kiến của đảng viên, công chức, viên chức, người lao động góp ý cho cán bộ lãnh đạo, lấy ý kiến của cấp uỷ, chính quyền nơi cư trú góp ý đảng viên, công chức, viên chức khi đề bạt, bổ nhiệm vào các chức danh được thực hiện tốt, đúng quy định đã và đang phát huy tác dụng trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ;

Việc triển khai thực hiện tốt dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập đã làm cho công chức, viên chức và người lao động thực hiện tốt nghĩa vụ của mình, luôn có ý thức rèn luyện phấn đấu trong công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có lối sống lành mạnh và trung thực; phát huy tinh thần dân chủ trong hoạt động công tác, tích cực tham gia ý kiến trước các hội nghị cơ quan. Mỗi công chức, viên chức, người lao động không ngừng rèn luyện để nâng cao năng lực chuyên môn và điều chỉnh lề lối làm việc theo hướng công khai, dân chủ, chống quan liêu, cửa quyền, chống tham nhũng, lãng phí. Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã mang lại hiệu quả thiết thực, cải tiến lề lối làm việc, ngày càng sâu sát, giải quyết kịp thời những vướng mắc của nhân dân; đội ngũ công chức, viên chức được củng cố, kiện toàn không ngừng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm trong công việc. Đã tập trung thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính, việc giải quyết các thủ tục hành chính được thực hiện kịp thời; việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sởcó những chuyển biến tích cực, phát huy được quyền làm chủ của nhân dân, củng cố lòng tin và mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân dân với chính quyền.

Nhằm thực hiện tốt QCDC ở cơ sở trong thời gian tới, cần thực hiện một số phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện, cụ thể như sau:

Một là,  Tiếp tục học tập, quán triệt các văn bản về thực hiện QCDC và các Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến CC,VC,NLĐ để nâng cao nhận thức, nghiêm chỉnh chấp hành trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công tác được phân công; thực hiện tốt các nội dung được quy định tại Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn.

Hai là, Đẩy mạnh việc thực hiện QCDC ở cơ sở gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhất là thực hiện Nghị quyết Trung ương Đảng Khóa XII về tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa” trong nội bộ. Thực hiện tốt hơn nữa công tác cải cách hành chính, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, quan tâm chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho CC,VC,NLĐ trong toàn đơn vị.

Ba là, Tiếp tục chỉ đạo củng cố, kiện toàn và nâng cao vai trò, trách nhiệm của Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân. Sửa đổi hoặc ban hành mới Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của đơn vị.

Bốn là, Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự phối hợp giữa Thủ trưởng cơ quan và Công đoàn cơ sở trong việc tuyên truyền, giáo dục, nêu cao ý thức tổ chức kỷ luật, phát huy dân chủ trong mọi lĩnh vực và có giải pháp cụ thể thực hiện các phong trào thi đua nhằm nâng cao sức mạnh tập thể, phát huy trí tuệ của CC,VC,NLĐ trong đơn vị. Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của các đoàn thể và công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

Năm là, Đưa việc thực hiện QCDC ở cơ sở thành một tiêu chuẩn để xem xét công nhận các danh hiệu thi đua hàng năm của cá nhân CC, VC, NLĐ, có chế độ khen thưởng kịp thời động viên những cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến.

Sáu là, Thực hiện công khai hóa các hoạt động, các khoản chi phí hành chính, thực hiện khoán chi hành chính có hiệu quả; tạo điều kiện để các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên hoạt động theo chương trình kế hoạch đã đề ra./

Sở Công Thương


Chia sẻ :

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Bài viết mới

View Counter

005154
Views Today : 64
Views This Month : 2100
Views This Year : 10008
Total views : 70548
Language
Skip to content