Tăng cường các hoạt động khuyến công góp phần thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển

Những năm qua, hoạt động khuyến công đã khẳng định được vai trò quan trọng trong việc khuyến khích thúc đẩy công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Bên cạnh đó, hoạt động khuyến công cũng hỗ trợ nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tiếp cận và thấu hiểu chủ trương của Nhà nước về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn.

Trên cơ sở Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công và các Thông tư hướng dẫn, UBND tỉnh Bắc Kạn giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương tổ chức nghiên cứu, triển khai thực hiện các nội dung chính sách khuyến công theo quy định. Hằng năm, Sở Công Thương đã ban hành các văn bản quán triệt, hướng dẫn và đôn đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại, các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn (CNNT) trên địa bàn tỉnh rà soát, triển khai thực hiện các đề án khuyến công theo quy định. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để huy động mọi nguồn lực tham gia đầu tư phát triển sản xuất CNNT; hỗ trợ các cơ sở sản xuất CNNT đầu tư phát triển sản xuất góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Trong giai đoạn 2012-2022, thực hiện Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ và Quyết định số 381/QĐ-UBND ngày 19 tháng 3 năm 2021 của UBND tỉnh Bắc Kạn, các dự án về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã khẳng định được vai trò là động lực quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập, tạo điều kiện cho các cơ sở CNNT thuận lợi trong tiếp cận các cơ hội phát triển, nâng cao năng suất chất lượng, năng lực cạnh tranh, thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế và góp phần xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Từ năm 2012-2022, Tỉnh Bắc Kạn đã triển khai và tổ chức thực hiện 08 hoạt động khuyến công và thực hiện được 185 đề án với tổng kinh phí thực hiện từ Ngân sách Nhà nước là 14.298,81 triệu đồng và tổng kinh phí đối ứng của các đơn vị thụ hưởng là 76.419,32 triệu đồng. Tổng kinh phí hỗ trợ đề án khuyến công quốc gia trong giai đoạn 2012-2022 thực hiện 34 đề án, tổng kinh phí hỗ trợ là 7.585,48 triệu đồng và tổng kinh phí đối ứng của các đơn vị thụ hưởng là 63.916 triệu đồng; đề án khuyến công địa phương thực hiện 151, tổng kinh phí hỗ trợ là 6.713,33 triệu đồng và tổng kinh phí đối ứng của các đơn vị thụ hưởng là 12.503,32 triệu đồng. 

Hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện hỗ trợ 255 lượt cơ sở CNNT, trong đó: 48 Doanh nghiệp nhỏ và vừa, 77 Hợp tác xã, 130  Hộ kinh doanh. Chỉ có 19% đối tượng là Doanh nghiệp nhỏ và vừa đăng ký thực hiện chính sách khuyến công, 81% còn lại là Hơp tác xã và hộ kinh doanh. Các cơ sở CNNT được thụ hưởng chính sách khuyến công tại tỉnh Bắc Kạn đều thuộc địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn (căn cứ theo Nghị định số 31/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật đầu tư).        

    Trong thời gian quan mặc dù có nhiều biến động về tình hình kinh tế thế giới, sự ảnh hưởng của dịch bệnh covid-19, xung đột giữa một số nước…  tác động đến giá cả nguyên, vật liệu, chi phí sản xuất, vận tải hàng hóa tăng cao, thiếu nguồn cung cấp đã gây khó khăn cho hoạt động phát triển sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, các hoạt động khuyến công đã phần nào tác động tích cực đến hoạt động của các cơ sở CNNT, đã kịp thời động viên khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong đó nguồn kinh phí khuyến công đã tập trung ưu tiên hỗ trợ sản xuất sản phẩm mà tỉnh có lợi thế về vùng nguyên liệu, tập trung hỗ trợ cơ sở CNNT nâng cao, đổi mới dây truyền thiết bị sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì sản phẩm, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Các đề án khuyến công từng bước tổ chức có hiệu quả, góp phần tạo ra năng lực sản xuất mới cho các cơ sở CNNT, tạo việc làm, tăng thu nhập và góp phần xây dựng nông thôn mới.

NT




Chia sẻ :

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Bài viết mới

View Counter

005168
Views Today : 42
Views This Month : 4149
Views This Year : 12057
Total views : 72597
Language
Skip to content