Sẵn sàng phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và chủ động ứng phó mưa lớn, lốc, sét, mưa đá, lũ quét, sạt lở đất

Thực hiện Chỉ thị số 04/CT-BCT ngày 19 tháng 4 năm 2023 của Bộ Công Thương về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023; Văn bản số 2390/UBND-NNTNMT ngày 20 tháng 4 năm 2023 của UBND tỉnh về việc thực hiện Quyết định số 146/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Văn bản số 197/CV-UB của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN. Để chủ động ứng phó với các diễn biến bất thường của thời tiết, đảm bảo vận hành an toàn các công trình đang khai thác, hoạt động. Sở Công Thương yêu cầu Các đơn vị hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, Các chủ đập, hồ chứa thủy điện, Công ty Điện lực Bắc Kạn thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về phòng chống thiên tai (PCTT) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN). Tích cực tuyên truyền, phổ biến kiến thức nhằm nâng cao nhận thức về những nguy cơ, hiểm họa do thiên tai gây ra và trách nhiệm cá nhân và tập thể trong công tác PCTT và TKCN tại đơn vị; Rà soát, cập nhập bổ sung, hiệu chỉnh phương án PCTT, TKCN phù hợp với đặc thù của đơn vị đối với tất cả hình thái thiên tai có thể xảy ra; Kiện toàn tổ chức, lực lượng; chuẩn bị đầy đủ vật tư, phương tiện hậu cần theo phương châm 4 tại chỗ (Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, hậu cần tại chỗ, phương tiện tại chỗ) để sẵn sàng ứng phó thiên tại với hiệu quả cao nhất; tổ chức diễn tập các phương án ứng phó đối với các tình huống thiên tai cơ bản để nâng cao khả năng sẵn sàng ứng phó với các tình huống thiên tai; Chủ động theo dõi chặt chẽ diễn biến khí tượng, thủy văn; thông tin, cảnh báo kịp thời đến các đơn vị trực thuộc, người lao động để chủ động các biện pháp phòng tránh và có phương án đảm bảo an toàn cho công trình và khu dân cư lân cận, nhất là trong tình huống mưa lũ lớn. Tập trung lực lượng, máy móc thiết bị, phương tiện, vật tư sẵn sàng ứng cứu, ứng phó khi có sự cố thiên tai xảy ra; Tiếp tục rà soát, lồng ghép nội dung PCTT, TKCN vào quy hoạch, kế hoạch của đơn vị; rà soát các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng thiết kế, xây dựng các công trình để đảm bảo an toàn cho công trình, cho cộng đồng đối với các hình thái thiên tai; Tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến các đợt thiên tai và thực hiện chế độ báo cáo nghiêm túc theo đúng quy định; bảo đảm thông tin, liên lạc thông suốt; Yêu cầu các công trình đang xây dựng dừng mọi hoạt động thi công, di dời người và thiết bị về vị trí an toàn trước khi bão lũ xảy ra, nguy cơ sạt lở đất đá và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người, tài sản.

Trong đó, các đơn vị hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản:

– Tổ chức kiểm tra, rà soát và thực hiện các biện pháp an toàn khai thác khoáng sản: Hệ thống chèn trống, lò dọc vỉa vận chuyển, lò chợ, hệ thống tời trục vận chuyển, hệ thống điện hầm lò, hệ thống bơm thoát nước, moong khai thác, đập hồ chứa thải quặng đuôi, bãi chứa thải và các kho chứa VLNCN, hóa chất, công trình xây dựng tại các vị trí có nguy cơ mất an toàn, sạt lở,…

– Chủ động theo dõi chặt chẽ diễn biến khí tượng, thủy văn và tạm dừng
sản xuất khi mưa lớn kèo dài nhiều ngày làm lượng nước mưa ngấm trong đất gây nguy cơ sạt lở bờ moong, tầng khai thác, đập chứa thải quặng đuôi và tăng áp lực lên nóc lò, sập đường lò. Thực hiện cắm biển báo và bố trí lực lượng bảo vệ, canh gác không cho người, xúc vật vào khu vực mất an toàn khi có mưa lũ. Tập trung lực lượng, máy móc thiết bị, phương tiện, vật tư sẵn sàng ứng cứu, ứng phó khi có sự cố thiên tai xảy ra.

– Sau các đợt mưa lũ đi qua, thực hiện rà soát, kiểm tra lại toàn bộ công tác an toàn công trình hầm lò, moong khai thác, đập chứa bún thải quặng đuôi, hệ thống điện, nhà xưởng, máy móc thiết bị và gia cố, sửa chữa, khắc phục đảm bảo tuyệt đối an toàn mới cho công nhân trở lại hoạt động sản xuất.

– Tổ chức diễn tập phương án ứng phó chống ngập lụt mỏ, sạt lở bãi thải ảnh hưởng đến các khu dân cư trong vùng; huấn luyện nghiệp vụ cấp cứu mỏ tại các đơn vị. Triển khai thực hiện quản lý vận hành hồ chứa quặng đuôi theo đúng quy định tại Thông tư số 41/2020/TT-BCT ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Bộ Công Thương.

Công ty Điện lực Bắc Kạn

– Chủ động ứng phó với tình hình bão, lũ; chuẩn bị về nguồn lực phương tiện, thiết bị vật tư khắc phục sự cố (nếu có) do thiên tai gây ra đối với hệ thống lưới điện theo phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của đơn vị nhằm đảm bảo cấp điện cho các phụ tải quan trọng và cung cấp phục vụ sản xuất, sinh hoạt của người dân với thời gian nhanh nhất và ổn định, chất lượng.

– Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc kiểm tra đảm bảo an toàn hành lang lưới điện trung, hạ thế, tăng cường các giải pháp gia cố, phòng chống để giảm thiểu tình trạng gẫy, đổ cột khi có bão, lũ đi qua và chủ động rà soát, có giải pháp an toàn đối với các vị trí có nguy cơ sạt lở, đất đá lăn; bố trí lực lượng thường trực để sẵn sàng triển khai xử lý khi có tình huống xảy ra và phải đảm bảo an toàn về người.

– Phối hợp với UBND các xã, phường thị trấn, thị trấn vận động người dân chặt tỉa cây xanh, phát quang hành lang tuyến đường dây; tuyên truyền, hướng dẫn cảnh báo người dân sử dụng điện an toàn trong mùa mưa bão.

Các đơn vị, chủ đập, hồ chứa nước thủy điện:

– Theo dõi chặt chẽ diễn biến khí tượng, thủy văn; chủ động phối hợp với UBND các huyện, thành phố và UBND các xã, phường có liên quan để thực hiện vận hành hồ chứa theo đúng quy trình vận hành, bảo đảm an toàn cho công trình và vùng hạ du; thông tin, cảnh báo đến nhân dân vùng hạ du khi vận hành phát điện và xả lũ để tránh thiệt hại đáng tiếc xảy ra.

– Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình trạng đập, các hạng mục công trình và khắc phục kịp thời các khiếm khuyết (nếu có); rà soát phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó tình huống khẩn cấp để cập nhật, bổ sung các hình thái thiên tai có thể xảy ra nhằm đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du trong mọi tình huống.

– Tăng cường công tác kiểm tra đảm bảo an toàn đập, hồ chứa thủy điện; bố trí nhân lực, vật tư, máy móc, thiết bị sẵn sàng ứng phó, xử lý khi có tình huống xảy ra. Cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin số liệu về hồ chứa, vận hành hồ chứa cho các cơ quan chức năng theo quy định.

– Bố trí đầy đủ các phương tiện, vật tư phục vụ công tác ứng phó với thiên tai, sự cố; tổ chức diễn tập các phương án ứng phó thiên tai, ứng phó tình huống khẩn cấp để sẵn sàng khi có tình huống xảy ra./.

Đàm Hoàng




Chia sẻ :

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Bài viết mới

View Counter

005174
Views Today : 13
Views This Month : 319
Views This Year : 12729
Total views : 73269
Language
Skip to content