Phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050

 Phê duyệt Nhiệm vụ và Dự toán Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 với các nội dung chính như sau:

  1. Tên đồ án:Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.
  2. Ranh giới, phạm vi nghiên cứu, quy mô quy hoạch.

* Ranh giới, phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 64.587ha, bao gồm toàn bộ diện tích theo địa giới hành chính của huyện Ngân Sơn. Khu vực lập Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn được xác định như sau:

– Phía Đông giáp các xã Thuần Mang, xã Thượng Quan.

– Phía Tây giáp các xã Hà Hiệu và Chu Hương (huyện Ba Bể).

– Phía Nam giáp xã Hiệp Lực và xã Mỹ Phương (huyện Ba Bể).

– Phía Bắc giáp xã Trung Hòa, thị trấn Vân Tùng.

* Phạm vi, quy mô lập quy hoạch

– Quy mô lập quy hoạch khoảng 6.281ha, bao gồm toàn bộ diện tích theo địa giới hành chính của thị trấn Nà Phặc (trong quá trình khảo sát thực tế, diện tích lập quy hoạch có thể điều chỉnh cho phù hợp).Trong đó, phạm vi khu vực thuận lợi phát triển thực hiện khảo sát địa hình tỷ lệ 1/5.000 khu vực công tác lập quy hoạch là khoảng 1.700ha. Cụ thể là các tiểu khu I, II, III và các tổ dân phố nằm trong khu vực đất thuận lợi xây dựng trên tuyến Quốc lộ 3, Quốc lộ 279, đường tránh đô thị, đường Hồ Chí Minh, nơi có mật độ dân cư cao như các tổ dân phố: Nà Kèng, Nà Làm, Nà Duồng, Nà Này, Nà Pán, Cốc Tào, Bản Cầy, Bản Hùa, Công Quản và Nà Khoang.

– Phạm vi đất đồi, núi cao không thuận lợi xây dựng phát triển đô thị khoảng 4.581ha, gồm các tổ dân phố: Cốc Pái, Lủng Nhá, Phia Chang, Phia Đắng, Mảy Van, Nà Nọi, Bản Mạch, Cốc Sả và Lũng Lịa.

– Quy mô dân số: Dân số toàn bộ thị trấn hiện trạng khoảng: 7.382 người; dân số quy hoạch đến năm 2030 dự kiến khoảng: 10.000 người; dân số định hướng đến 2050 dự kiến khoảng: 13.500 người.

  1. Mục tiêu quy hoạch

Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 nhằm các mục tiêu cụ thể sau:

– Cụ thể hóa Quy hoạch tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Bắc Kạn và huyện Ngân  Sơn; phương án phát triển mạng lưới đô thị đến năm 2030 thị trấn Nà Phặc là đô thị loại V.

– Khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai và hệ thống cơ sở hạ tầng; tận dụng các lợi thế về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan môi trường để quy hoạch xây dựng đô thị đồng bộ, đáp ứng các yêu cầu về kinh tế xã hội, đảm bảo phát triển bền vững.

– Tổ chức không gian đô thị phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay và định hướng phát triển kinh tế- xã hội trong tương lai. Quy hoạch các khu chức năng đô thị đáp ứng nhu cầu phát triển, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

– Đề xuất những yêu cầu đầu tư xây dựng đồng bộ cho kế hoạch đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050; xác định các dự án và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.

– Làm cơ sở lập Chương trình phát triển đô thị, Quy chế quản lý kiến trúc đô thị, lập đồ án quy hoạch chi tiết, các dự án đầu tư xây dựng, làm công cụ để quản lý, điều tiết các hoạt động xây dựng và phát triển đô thị theo đồ án được phê duyệt.

  1. Tính chất, chức năng, động lực phát triển đô thị

* Tính chất: Là trung tâm về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, du lịch, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của huyện và vùng liên huyện phía Bắc của tỉnh.

* Chức năng: Là đô thị hạt nhân đô thị loại V, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng huyện Ngân Sơn.

* Động lực phát triển đô thị

Phát huy tiềm năng của địa phương về tài nguyên khoáng sản, quỹ đất, không gian, cảnh quan, vị trí, sản phẩm đặc thù địa phương…để khai thác, chế biến khoáng sản, phát triển nông- lâm nghiệp và du lịch tạo động lực phát triển đô thị.

– Là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh và của vùng Đông Bắc (nơi giao nhau của 02 tuyến Quốc lộ 279 và Quốc lộ 3).

  1. Các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật

* Các chỉ tiêu chủ yếu.

– Đất dân dụng bình quân toàn đô thị: 70-100 m2/người.

– Đất đơn vị ở bình quân toàn đô thị: 45-55 m2/người.

– Đất cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị: > 4 m2/người.

– Tỷ lệ đất giao thông (không bao gồm giao thông tĩnh) so với đất xây dựng đô thị (tính đến đường khu vực): ≥ 13%.

– Mật độ đường khu vực: ≥ 8,0-6,5 km/km2.

– Cấp nước sạch dùng cho sinh hoạt: 100 lít/người/ngày đêm.

– Nước thải phát sinh: ≥80 lít/người/ngày đêm.

– Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh: 0,8 kg/người-ngày.

– Cấp điện sinh hoạt (phụ tải): 200-330 W/người

* Các chỉ tiêu khác.

Các chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội khác tuân thủ theo QCVN 01:2021/BXD và QCVN07:2016/BXD.

  1. Giai đoạn quy hoạch và tỷ lệ bản đồ

– Giai đoạn quy hoạch: Giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2050.

– Tỷ lệ bản đồ: 1/5.000.

  1. Yêu cầu nghiên cứu lập quy hoạch

– Khảo sát, đánh giá hiện trạng tạo lập cơ cấu phương án quy hoạch phù hợp, đảm bảo đồ án quy hoạch mang tính khả thi, tầm nhìn dài hạn đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững.

– Phân tích đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, những tồn tại cần khắc phục, những tiềm năng của khu vực phát triển đô thị, tạo dựng một khung đô thị phát triển theo hướng bền vững, hiện đại, xác định nguồn lực đầu tư phát triển trên cơ sở đồ án quy hoạch.

– Xác định quy mô dân số, quy mô đất đai xây dựng và các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu phù hợp với nhu cầu phát triển đô thị theo giai đoạn đến 2030.

– Rà soát, đánh giá thực trạng đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị đã lập năm 2012, cập nhật các đồ án quy hoạch khu vực, các đồ án quy hoạch chi tiết, các dự án đầu tư xây dựng đã và đang thực hiện, các công trình hiện hữu. Xác định những điểm hạn chế, những nội dung bất cập, không phù hợp để điều chỉnh và kế thừa các nội dung còn phù hợp của đồ án trên, đảm bảo đô thị phát triển bền vững.

– Đề xuất giải pháp định hướng phát triển không gian đô thị giai đoạn đến năm 2030 gồm: Sử dụng đất đô thị; xác định các hệ thống trung tâm, quy mô các khu chức năng đô thị, các khu cần phát triển ổn định, các khu cần cải tạo chỉnh trang, nâng cấp đô thị; đảm bảo kết nối hạ tầng với khu vực đô thị hiện hữu.

– Đề xuất các giải pháp quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan đảm bảo giữ gìn nét văn hóa miền núi, thực hiện nội dung về lập quy hoạch xây dựng đô thị theo các nguyên tắc quy định hiện hành.

– Đánh giá môi trường chiến lược, đề xuất giải pháp quy hoạch hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo yêu cầu phát triển đô thị bền vững; giải pháp xử lý nước thải, rác thải chất thải rắn và bảo vệ môi trường.

– Thiết kế đô thị: Xác định các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật cơ bản làm cơ sở cho công tác quản lý đô thị.

– Kinh tế đô thị: Xác định danh mục các chương trình dự án theo thứ tự ưu tiên đầu tư, đề xuất nguồn lực thực hiện.

  1. Định hướng phát triển không gian đô thị

Trên cơ sở chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quy định và các đồ án quy hoạch đã được phê duyệt (sau khi rà soát); trên cơ sở hiện trạng về địa hình, về các đồ án quy hoạch đã được phê duyệt và thực tế triển khai, xác định cơ cấu chức năng sử dụng đất, sơ đồ cơ cấu chức năng của đô thị; định dạng khung quy hoạch khu vực thị trấn; điều chỉnh, mở rộng định hướng phát triển các trục đô thị kết nối với các khu vực phát triển lân cận, đảm bảo sự hài hòa, phát triển tổng thể của cả khu vực theo hướng khả thi, phát triển bền vững.

  1. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị

– Đánh giá tổng hợp và lựa chọn đất xây dựng đô thị, xác định cốt xây dựng khống chế của từng khu vực, toàn đô thị và các trục giao thông chính.

– Xác định mạng lưới giao thông đối ngoại, các trục đường giao thông nội thị, vị trí và quy mô các công trình đầu mối giao thông, xác định chỉ giới đường đỏ các trục giao thông đô thị và hệ thống cống kỹ thuật.

– Lựa chọn nguồn; xác định quy mô, vị trí, công suất của các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật. Mạng lưới truyền tải và phân phối chính của các hệ thống cấp nước, cấp điện, thông tin. Mạng lưới đường cống thoát nước, các công trình xử lý nước thải, chất thải rắn, nghĩa trang và các công trình khác.

– Đánh giá môi trường chiến lược.

  1. Sản phẩm yêu cầu của đồ án quy hoạch

Thành phần và nội dung hồ sơ: Theo quy định tại Thông tư số 04/2022/TT-BXD ngày 24/10/2022 của Bộ Xây dựng và các quy định hiện hành.

Sở Công Thương


Chia sẻ :

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Bài viết mới

View Counter

005314
Views Today : 37
Views This Month : 1491
Views This Year : 27749
Total views : 88289
Language
Skip to content