Skip to content

Tiềm năng xuất khẩu cà phê sang Thụy Điển, Đan Mạch và Na Uy

Thụy Điển, Đan Mạch và Na Uy là các quốc gia có lượng tiêu thụ bình quân cà phê trên đầu người mỗi năm khá cao và xếp vào top đầu trên thế giới, sau Phần Lan.

Na Uy đứng thứ hai trên thế giới về tiêu thụ cà phê bình quân đầu người với mức ước tính 9,9 kg mỗi năm. Đan Mạch và Thụy Điển xếp thứ tư và thứ sáu trong bảng xếp hạng này, với lần lượt 8,7 kg và 8,2 kg.

Ở Đan Mạch, Thụy Điển và Na Uy cà phê chủ yếu được tiêu thụ là cà phê đen, không có sữa và đường, vì vậy chất lượng của cà phê rất quan trọng. Brazil là nhà cung cấp cà phê lớn nhất cho Na Uy, Thụy Điển và Đan Mạch lần lượt là 44%, 40% và 27%. Một số công ty nhập khẩu và rang cà phê lớn ở Scandinavia bao gồm Friele, Joh. Johannson Kaffe (Na Uy), Arvid Nordquist (Thụy Điển) và BKI (Đan Mạch).

Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê chưa rang, chưa khử chất cafein vào Thụy Điển, Đan Mạch và Na Uy, khoảng 6,8 triệu USD năm 2019. Trong khi đó, mỗi năm các nước này nhập khẩu khoảng 455 triệu USD và chủ yếu nhập khẩu từ Brazil, Honduras.

Các nước Bắc Âu chủ yếu nhập khẩu hạt cà phê Arabica và chỉ nhập khẩu lượng nhỏ cà phê Robusta. Trong khi đó, Việt Nam lại chủ yếu xuất khẩu cà phê Robusta, chiếm khoảng 95% lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Ngoài ra, vấn đề môi trường cũng được đặc biệt quan tâm.

Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, trong đó mặt hàng cà phê được hưởng thuế 0% sẽ giúp cà phê Việt Nam có lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh tại khu vực này và đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Để thúc đẩy xuất khẩu cà phê vào khu vực này, các doanh nghiệp cần chú trọng vào khâu canh tác, phát triển sản xuất xuất gắn với môi trường bền vững để tạo thu hút người tiêu dùng. Ngoài ra, phân khúc cà phê cao cấp phát triển mạnh tại khu vực Bắc Âu do mức thu nhập cao cũng như văn hóa cà phê phát triển mạnh hơn các nước khác. Theo EVFTA, 39 sản phẩm của Việt Nam được EU công nhận và bảo hộ chỉ dẫn địa lý, trong đó có cà phê Buôn Mê Thuột. Ngoài việc phát triển thị trường cà phê truyền thống, doanh nghiệp có thể cân nhắc phát triển thương hiệu cà phê đặc sản.

Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển (kiêm nhiệm Đan Mạch, Phần Lan, Ai-xơ-len, Na uy, Lát-vi-a)

Chia sẻ :

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Bài viết mới

View Counter

0
Views Today : 82
Views This Month : 2603
Views This Year : 2603
Total views : 104901
Language