Bắc Kạn triển khai thực hiện Nghị Quyết số 82/NQ-CP ngày 26/5/2020 của Chính phủ Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao. Đặc biệt, khi Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Nghị Quyết số 82/NQ-CP ngày 26/5/2020 của Chính phủ được ban hành, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch triển khai Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng nhằm tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh. Sau 01 năm thực hiện Nghị Quyết số 82/NQ-CP ngày 26/5/2020 của Chính phủ, trên địa bàn tỉnh đã bước đầu có những kết quả tích cực, thể hiện trên các mặt sau:

Về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Sở Công Thương đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị Quyết số 82/NQ-CP ngày 26/5/2020 của Chính phủ cũng như quyết định phê duyệt kế hoạch thực hiện các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025. Qua đó làm căn cứ để hàng năm triển khai thực hiện các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đạt hiệu quả.

Trên địa bàn tỉnh, các cơ quan, đơn vị cũng đã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại đơn vị. Trong đó: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tới toàn thể công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị; tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính vào công tác chuyên môn tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân giải quyết thủ tục hành chính nhanh chóng, hiệu quả; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, đạo đức công vụ, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, công chức của đơn vị cũng như tạo điều kiện cho công chức tham gia các khóa đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn trong đó có công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tham gia đóng góp ý kiến đối với các dự thảo sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các văn bản quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trên địa bàn, từ cấp tỉnh, huyện đến xã đều có bộ phận tiếp công dân để tiếp nhận các kiến nghị, phản ánh yêu cầu của người dân nói chung và người tiêu dùng nói riêng khi có các kiến nghị, phản ánh.

Tại các địa phương cũng chủ động triển khai tuyên truyền tới các thành viên, hội viên, đoàn viên, các cơ sở, sản xuất kinh doanh hàng hóa, người dân về mục đích, ý nghĩa quyền lợi của người tiêu dùng; lồng ghép triển khai trực tiếp đến người dân tại các cuộc họp thôn, tổ.

Tại các trường học đã tổ chức lồng ghép nội dung bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào giảng dạy các lớp đào tạo, bồi dưỡng, các buổi ngoại khóa do nhà trường tổ chức. Đồng thời, tổ chức dạy học tích hợp giáo dục nội dung bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đến học sinh qua các môn học; chú trọng công tác kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm trong các nhà trường, đặc biệt đối với các trường có học sinh ở nội trú, bán trú.

Về nâng cao năng lực thực thi pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Trong năm 2020, Sở Công Thương đã phối hợp Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng – Bộ Công Thương tổ chức hội nghị tập huấn “Kỹ năng nghiệp vụ về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” cho hơn 60 học viên là cán bộ, công chức đại diện các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở địa phương và các phương thức giải quyết tranh chấp người tiêu dùng. Sở Tư pháp cũng thường xuyên rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; loại bỏ những văn bản, quy định chồng chéo, không còn phù hợp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Về đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật; thông tin về chất lượng hàng hóa, dịch vụ và cảnh báo về nguy cơ mất an toàn cho người tiêu dùng trên nguyên tắc công khai, minh bạch và đa dạng hóa phương thức truyền thông

Hàng năm, Sở Công Thương đều tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền, phổ biến chính sách và pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng trên địa bàn các huyện, thành phố. Trong năm 2020, Sở đã tổ chức phát hành 1.500 tờ rơi tuyên truyền, phối hợp UBND các huyện, thành phố căng treo 32 băng rôn tuyên truyền có nội dung về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn các huyện, thành phố.

Năm 2021, Sở Công Thương đã tổ chức tuyên truyềntrên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh thông qua Chuyên mục tuyên truyền hoạt động Công Thương và Chương trình Khách mời trường quay ngày 16/3/2021; tuyên truyền trên Báo Bắc Kạn; Cổng thông tin điện tử tỉnh và mạng xã hội…; tổ chức xe ô tô có gắn loa cổ động, tuyên truyềntrên các tuyến phố chính của thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.Đặc biệt, Sở còn chủ trì tổ chức Chương trình “Ngày hội hàng hóa vì người tiêu dùng” với quy mô 15 gian hàng để trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm để hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam.

Ngoài ra, các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh cũng có nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền, hưởng ứng công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị như: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông Vận tải, Hội nông dân tỉnh … Đặc biệt, Sở Tư pháp tỉnh đã biên soạn và đăng tải nội dung Hỏi – đáp “Một số quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử hiện nay” trên Trang thông tin điện tử tổng hợp Sở Tư pháp.

Về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm và hỗ trợ người tiêu dùng

Trên địa bàn tỉnh, công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường cũng thường xuyên được thực hiện nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm hành chính trong kinh doanh các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng; công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng, mã số mã vạch và ghi nhãn hàng hóa cũng được triển khai; công tác thanh tra, kiểm tra trong sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn… Đặc biệt trong thời gian diễn ra dịch bệnh Covid-19, để góp phần ổn định cung cầu thị trường, bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng đảm bảo không để xảy ra hiện tượng thu gom, mua vét, găm hàng, tăng giá bất hợp lý đối với các mặt hàng y tế, làm khan hiếm các mặt hàng dung dịch sát khuẩn, khẩu trang y tế…Thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật.

Về đẩy mạnh xã hội hoá, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Hàng năm, hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam – 15/3, Sở Công Thương đã có văn bản khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tổ chức các chương trình khuyến mại nhằm tri ân người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh. Qua đó các hoạt động tri ân, khuyến mại thường xuyên được các đơn vị tổ chức, tập trung vào các dịp lễ tết, với nhiều chương trình khuyến mại lớn.

Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và 1 năm triển khai thực hiện Nghị Quyết số 82/NQ-CP ngày 26/5/2020 của Chính phủ, trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao; nhận thức của người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng dần được cải thiện.Tuy nhiên, với nguồn nhân lực, vật lực hiện nay của tỉnh cho công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vẫn còn hạn chế, nhận thức của người tiêu dùng trong tự bảo vệ quyền lợi của mình còn chưa cao, sự e ngại kiến nghị, phản ánh, khiếu nại khi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ không đảm bảo. Bên cạnh đó, các hành vi, thủ đoạn sản xuất, kinh doanh hàng lậu, hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng ngày càng tinh vi, phức tạp gây khó khăn trong công tác quản lý.

Trong thời gian tới, đòi hỏi trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng càng cần được quan tâm chú trọng và nâng cao hơn nữa để đem lại sự khích lệ cho sản xuất, kinh doanh của tỉnh cũng như tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của kinh tế và công bằng xã hội./.

Triệu Thanh Hoa (Sở Công Thương)


Chia sẻ :

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Bài viết mới

View Counter

005166
Views Today : 137
Views This Month : 3800
Views This Year : 11708
Total views : 72248
Language
Skip to content