Ban hành Nghị định số 28/2018/NĐ-CP ngày 01/3/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về một số biện pháp phát triển ngoại thương

Nghị định này quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về phát triển hoạt động ngoại thương thông qua xúc tiến thương mại, hoạt động của tổ chức xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nước ngoài, hoạt động của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam. Trong đó, Nghị định số 28/2018/NĐ-CP ngày 01/3/2018 ban hành thay thay thế Nghị định số 100/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định về thành lập và hoạt động Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam. Các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài đang có Văn phòng đại diện hoạt động tại Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 100/2011/NĐ-CP trước đây vẫn được tiếp tục hoạt động theo đúng nội dung và thời hạn đã ghi trên Giấy phép. Các hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính theo quy định tại Nghị định, số 100/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ và Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ nộp trước ngày Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục xử lý theo quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ.

Theo Nghị định số 28/2018/NĐ-CP ngày 01/3/2018, chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại bao gồm các hoạt động xúc tiến thương mại được thực hiện theo các tiêu chí: Xúc tiến thương mại cho sản phẩm, ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu của vùng kinh tế, của quốc gia, phát triển thị trường xuất khẩu; nâng cao hiệu quả nhập khẩu, phục vụ phát triển sản xuất trong nước và xuất khẩu; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, chiến lược ngoại thương theo từng thời kỳ. Mục tiêu của Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại nhằm góp phần nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp; hỗ trợ phát triển hạ tầng thương mại, logistics phục vụ hoạt động ngoại thương; ứng phó kịp thời, hiệu quả với những phản ứng, biến đổi của thị trường xuất khẩu, nhập khẩu.

Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại được Thủ tướng Chính phủ ban hành, có cơ chế phối hợp của bộ, ngành, trong đó Bộ Công Thương là cơ quan chủ trì, đầu mối; xúc tiến thương mại xuất khẩu, nhập khẩu liên kết giữa các bộ, ngành; liên kết giữa các ngành hàng hoặc giữa các địa phương; triển khai thông qua các đề án thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại do cơ quan có thẩm quyền quy định quyết định, được ngân sách nhà nước hỗ trợ; đơn vị chủ trì đề án phải là các tổ chức có uy tín, mang tính đại diện và phải có năng lực tổ chức. Theo nguyên tắc, Nhà nước sẽ hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện đề án tham gia Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại. Kinh phí hỗ trợ thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại được giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của Bộ Công Thương. Các đơn vị chủ trì được tiếp nhận kinh phí hỗ trợ từ Nhà nước để thực hiện các đề án xúc tiến thương mại trong khuôn khổ Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại; có trách nhiệm đảm bảo sử dụng hiệu quả, đúng mục đích nguồn kinh phí hỗ trợ và thanh, quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành. Đồng thời, hỗ trợ đơn vị tham gia thông qua đơn vị chủ trì thực hiện của Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại. Các đơn vị chủ trì có trách nhiệm huy động phần kinh phí ngoài phần kinh phí đã được Nhà nước hỗ trợ để triển khai chương trình.

Chi tiết Nghị định số số 28/2018/NĐ-CP ngày 01/3/2018 xem tại đây.

        Triệu Thị Thanh Hoa (Sở Công Thương)


Chia sẻ :

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Bài viết mới

View Counter

005166
Views Today : 185
Views This Month : 3848
Views This Year : 11756
Total views : 72296
Language
Skip to content