Ngành Công Thương tăng cường giải pháp thúc đẩy phát triển hàng Việt

Để tiếp tục thực hiện Chương trình hành động của Bộ Công Thương hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Ban Chỉ đạo Chương trình hành động của Bộ Công Thương hưởng ứng Cuộc Vận động xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động thực hiện hiệu quả Cuộc vận động trong năm 2020 tại Quyết định số 527/QĐ-BCT ngày 18/2/2020 của Bộ Công Thương. Trong đó, đã nhấn mạnh đến các giải pháp thông tin tuyên truyền, vận động nhằm giúp nhận thức đúng khả năng sản xuất của doanh nghệp Việt Nam.

Theo Kế hoạch này, trong năm 2020, các cơ quan đơn vị của Bộ Công Thương sẽ triển khai nhiều hoạt động, tập trung vào 4 nhóm: Một là đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về Cuộc vận động; Hai là, rà soát, bổ sung, ban hành luật pháp, cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu dùng trong nước, bảo vệ người tiêu dùng, không trái với quy định của WTO; Ba là, hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt đông xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường trong nước; Bốn là, đổi mới công tác quản lý, tăng cường công tác quản lý thị trường bảo vệ người tiêu dùng.

Trong đó, thông qua công tác thông tin tuyên truyền để người tiêu dùng trong và ngoài nước biết, nhận thức đúng khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam, từ đó tạo chuyển biến về ý thức, xây dựng văn hóa người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam có chất lượng; Vận động toàn xã hội hướng đến tinh thần yêu nước và khích lệ tinh thần vươn lên, cạnh tranh lành mạnh của doanh nghiệp Việt Nam, tập trung vào doanh nghiệp ngành Công Thương, nâng cao vị thế của hàng Việt Nam, nâng cao chất lượng, sức cnạh tranh cho các sản phẩm Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới dể phục vụ người tiêu dùng Việt Nam, hướng tới hàng Việt Nam chinh phụ người Việt Nam và tự hào sử dụng hàng Việt Nam.

Một mục tiêu của Kế hoạch là tạo nền tảng và môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh để huy động mọi thành phần kinh tế tham gia đóng góp, tăng trưởng kinh tế thông qua hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý minh bạch.

Cùng đó chú trọng vai trò quan trọng của các tập đoàn, tổng công ty có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và các địa phương, nhất là các địa phương trọng điểm trong sự nghiệp phát triển ngành Công Thương.

Cũng theo Quyết định số 527/QĐ-BCT ngày 18/2/2020 của Bộ Công Thương 527, các hoạt động được triển khai nhằm tăng cường quảng bá, khuyến khích tiêu dùng sản phẩm nội địa, giảm nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng, bảo đảm an sinh xã hội trong bối cảnh kinh tế thế giới và kinh tế ttrong nước gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 gây ra.

Đồng thời, nâng cao năng lực hệ thống thông tin thị trường, phát triển nghiên cứu và dự báo cung cầu, quy mô và đặc điểm của từng loại thị trường, cung cấp kịp thời cho các địa phương, doanh nghiệp và người dân điều chỉnh sản xuất phù hợp; tổ chức hoạt động kết nối cung cầu, kết nối giữa vùng sản xuất với hệ thống phân phối; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử, chuyển đổi số hóa doanh nghiệp, ứng dụng phương thức phân phối hiện đại để tăng cường tiêu thụ hàng hóa, kết nối giữa thị trường trong nước và quốc tế.

Tại Kế hoạch cũng đã phân công cụ thể nhiệm vụ tới từng đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp, cụ thể hóa chỉ tiêu đánh giá để nâng cao trách nhiệm, hiệu quả trong quá trình triển khai thực hiện.

Triệu Thanh Hoa (Sở Công Thương)




Chia sẻ :

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Bài viết mới

View Counter

004730
Views Today : 115
Views This Month : 3849
Views This Year : 12533
Total views : 26959
Language
Skip to content