Thông báo: Hướng dẫn đăng ký đề án hỗ trợ từ kinh phí khuyến công năm 2019 và 2020

Hướng dẫn đăng ký đề án hỗ trợ từ kinh phí khuyến công năm 2019 và 2020

Nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cơ sở công nghiệp nông thôn) trực tiếp đầu tư, sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Sở Công Thương đề nghị các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các tổ chức chính trị xã hội giới thiệu chương trình khuyến công đến các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn nghiên cứu các nội dung hướng dẫn này và đăng ký đề án hỗ trợ từ kinh phí khuyến công quốc gia và khuyến công địa phương năm 2019 và năm 2020. Cụ thể:

  1. Đăng ký đề án khuyến công địa phương năm 2019

Căn cứ Quyết định số 1374/QĐ-UBND ngày 14/8/2018 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt Danh mục Đề án khuyến công địa phương năm 2019, Sở Công Thương được UBND tỉnh phê duyệt kinh phí khuyến công năm 2019 thực hiện đề án “hỗ trợ thuê tư vấn thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói sản phẩm” và đề án “hỗ trợ xây dựng và đăng ký thương hiệu sản phẩm”. Cụ thể:

  1. Đề án hỗ trợ thuê tư vấn thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói sản phẩm

– Nội dung: hỗ trợ thuê tư vấn thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói cho 12 sản phẩm của các cơ sở CNNT nhằm nâng cao chất lượng, giá thành sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường và người tiêu dùng.

– Kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ tối đa 50% chi phí thiết kế mẫu mã bao bì, nhưng không quá 25 triệu đồng/cơ sở.

  1. Đề án hỗ trợ xây dựng và đăng ký thương hiệu sản phẩm

– Nội dung đề án: hỗ trợ xây dựng và đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu cho 02 sản phẩm nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của sản phẩm, góp phần mở rộng thị trường kinh doanh cho các cơ sở CNNT.

– Kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ không quá 25 triệu đồng/cơ sở.

  1. Thời gian đăng ký: Đề nghị UBND các huyện, thành phố và các đơn vị thông báo, tổng hợp đăng ký của các cơ sở CNNT theo mẫu tại phụ lục 1 và phụ lục 2 sau đây, gửi theo địa chỉ: Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Bắc Kạn, số 34, đường Trường Chinh, thành phố Bắc Kạn trước ngày 25/5/2019.
  2. Đăng ký đề án khuyến công năm 2020

 Dự kiến nội dung hoạt động khuyến công tập trung: Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn để phổ biến công nghệ mới hoặc sản xuất sản phẩm mới để phổ biến, tuyên truyền, nhân rộng; Hỗ trợ ứng dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp; Hỗ trợ hoạt động tư vấn thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói sản phẩm; Hỗ trợ xây dựng và đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu đối với các sản phẩm công nghiệp nông thôn…Tập trung xây dựng đề án KCQG điểm, đề án KCQG nhóm đảm bảo có sự liên kết; có sức lan tỏa; chú trọng phát triển các ngành và sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao, giá trị xuất khẩu lớn theo hướng phát huy tốt nhất lợi thế so sánh, nguồn lực sẵn có về tài nguyên, nguyên liệu, thị trường và lao động của địa phương.

  1. Đề án khuyến công quốc gia:

1.1- Nguyên tắc lập đề án khuyến công quốc gia:

Đề án khuyến công quốc gia lập trên các nguyên tắc sau:

  1. Phù hợp với chủ trương, chính sách, kế hoạch, chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của Đảng, Nhà nước; phù hợp với quy hoạch quốc gia, vùng, tỉnh.
  2. Phù hợp với đối tượng, nội dung hoạt động khuyến công, danh mục ngành nghề được hưởng chính sách khuyến công quy định tại Nghị định số 45/2012/NĐ-CP; phù hợp với nguyên tắc sử dụng kinh phí khuyến công theo quy định tại Thông tư số 28/2018/TT-BCT ngày 28 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công.
  3. Phù hợp với Chương trình khuyến công quốc gia từng giai đoạn do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
  4. Phù hợp với Thông tư hướng dẫn và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về hoạt động khuyến công.

1.2- Nội dung cơ bản của đề án khuyến công quốc gia

Đề án khuyến công quốc gia có những nội dung chủ yếu sau:

  1. Đơn vị thực hiện, đơn vị phối hợp, đơn vị thụ hưởng, địa điểm thực hiện.
  2. Sự cần thiết và căn cứ của đề án.
  3. Mục tiêu: Nêu cụ thể những mục tiêu của đề án cần đạt được.
  4. Quy mô đề án: Nêu quy mô của đề án; nêu tóm tắt các đặc điểm vượt trội nội dung chính của đề án như về công nghệ, máy móc, sản phẩm hoặc nội dung khác đề xuất hỗ trợ.
  5. Nội dung và tiến độ: Xác định rõ nội dung công việc cần thực hiện và tiến độ thực hiện; tổ chức, cá nhân thực hiện theo các nội dung công việc.
  6. Dự toán kinh phí được lập chi tiết theo Mẫu số 1 Phụ lục 1 của Thông tư này.
  7. Tổ chức thực hiện: Nêu rõ phương án tổ chức thực hiện đề án.
  8. Hiệu quả của đề án: Nêu rõ hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường, tính bền vững, khả năng nhân rộng (nếu có) của đề án sau khi kết thúc hỗ trợ.

1.3-Điều kiện để được hỗ trợ kinh phí khuyến công quốc gia:

Các tổ chức, cá nhân được hỗ trợ kinh phí khuyến công phải đảm bảo các điều kiện như sau:

  1. Nội dung nhiệm vụ, đề án phù hợp với nội dung quy định tại Điều 4và ngành nghề phù hợp với danh mục ngành nghề quy định tại Điều 5 của Nghị định số 45/2012/NĐ-CP.
  2. Nhiệm vụ, đề án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (Bộ Công Thương đối với khuyến công quốc gia; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đối với khuyến công địa phương).
  3. Tổ chức, cá nhân đã đầu tư vốn hoặc cam kết đầu tư đủ kinh phí thực hiện đề án đã được cấp thẩm quyền phê duyệt (sau khi trừ số kinh phí được ngân sách nhà nước hỗ trợ).
  4. Cam kết của tổ chức, cá nhân thực hiện hoặc thụ hưởng từ đề án khuyến công chưa được hỗ trợ từ bất kỳ nguồn kinh phí nào của Nhà nước cho cùng một nội dung chi được kinh phí khuyến công hỗ trợ.
  5. Tổ chức dịch vụ khuyến công, tổ chức dịch vụ khác có kinh nghiệm, năng lực để triển khai thực hiện các hoạt động khuyến công (trừ các hoạt động do cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp thực hiện).

1.4- Mức chi hoạt động khuyến công quốc gia

  1. Chi hỗ trợ thành lập doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nông thôn tại các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật, bao gồm: Hoàn thiện kế hoạch kinh doanh; dự án thành lập doanh nghiệp và chi phí liên quan đến đăng ký thành lập doanh nghiệp. Mức hỗ trợ không quá 10 triệu đồng/doanh nghiệp.
  2. Chi hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật
  3. a) Mô hình trình diễn để phổ biến công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới, bao gồm các chi phí: Xây dựng, mua máy móc thiết bị; hoàn chỉnh tài liệu về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất, phục vụ cho việc trình diễn kỹ thuật. Mức hỗ trợ tối đa 30% chi phí nhưng không quá 1.000 triệu đồng/mô hình.
  4. b) Mô hình của các cơ sở công nghiệp nông thôn đang hoạt động có hiệu quả cần phổ biến tuyên truyền, nhân rộng để các tổ chức, cá nhân khác học tập, bao gồm các chi phí: Hoàn chỉnh tài liệu về quy trình công nghệ; hoàn thiện quy trình sản xuất, phục vụ cho việc trình diễn kỹ thuật. Mức hỗ trợ không quá 100 triệu đồng/mô hình.
  5. Chi hỗ trợ xây dựng mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp cho các cơ sở sản xuất công nghiệp; bao gồm các chi phí: Thay thế nguyên, nhiên, vật liệu; đổi mới máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ; đào tạo nâng cao năng lực quản lý; đào tạo nâng cao trình độ tay nghề công nhân; tiêu thụ sản phẩm; hoàn chỉnh tài liệu về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất phục vụ cho việc trình diễn kỹ thuật. Mức hỗ trợ tối đa 30% chi phí nhưng không quá 500 triệu đồng/mô hình.
  6. Chi hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Mức hỗ trợ tối đa 50% chi phí nhưng không quá 300 triệu đồng/cơ sở. Trường hợp chi hỗ trợ dây chuyền công nghệ thì mức hỗ trợ tối đa không quá 1,5 lần mức hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.
  7. Chi hỗ trợ tổ chức hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn, hàng thủ công mỹ nghệ trong nước, bao gồm: Hỗ trợ 100% chi phí thuê gian hàng, chi thông tin tuyên truyền và chi hoạt động của Ban tổ chức hội chợ triển lãm trên cơ sở giá đấu thầu hoặc trường hợp không đủ điều kiện đấu thầu thì theo giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trường hợp các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ, triển lãm khác trong nước. Mức hỗ trợ 80% giá thuê gian hàng.

  1. Chi tổ chức, tham gia hội chợ triển lãm cho các cơ sở công nghiệp nông thôn tại nước ngoài. Hỗ trợ 100% các khoản chi phí, bao gồm: Thuê mặt bằng, thiết kế, dàn dựng gian hàng; trang trí chung của khu vực Việt Nam (bao gồm cả gian hàng quốc gia nếu có); chi phí tổ chức khai mạc nếu là hội chợ triển lãm riêng của Việt Nam (giấy mời, đón tiếp, trang trí, âm thanh, ánh sáng, thông tin tuyên truyền); chi phí tổ chức hội thảo, trình diễn sản phẩm (thuê hội trường, thiết bị, trang trí, khánh tiết); chi phí cho cán bộ tổ chức chương trình. Các khoản chi phí được xác định trên cơ sở giá đấu thầu hoặc trường hợp không đủ điều kiện đấu thầu thì theo giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
  2. Chi hỗ trợ 100% chi phí vé máy bay cho các cơ sở công nghiệp nông thôn đi tham gia khảo sát, học tập kinh nghiệm tại nước ngoài. Số người được hỗ trợ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
  3. Chi tổ chức bình chọn và trao giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực, quốc gia:
  4. a) Chi tổ chức bình chọn, trao giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực, quốc gia. Mức hỗ trợ không quá 200 triệu đồng/lần đối với cấp khu vực và 400 triệu đồng/lần đối với cấp quốc gia.
  5. b) Chi thưởng cho sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu được bình chọn bao gồm: Giấy chứng nhận, khung, kỉ niệm chương và tiền thưởng. Đạt giải cấp khu vực không quá 05 triệu đồng/sản phẩm; đạt giải cấp quốc gia không quá 10 triệu đồng/sản phẩm.
  6. Chi hỗ trợ xây dựng và đăng ký nhãn hiệu đối với các sản phẩm công nghiệp nông thôn. Mức hỗ trợ tối đa không quá 35 triệu đồng/nhãn hiệu.
  7. Chi hỗ trợ thuê tư vấn, trợ giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn trong các lĩnh vực: Lập dự án đầu tư; marketing; quản lý sản xuất, tài chính, kế toán, nhân lực; thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói; ứng dụng công nghệ, thiết bị mới. Mức hỗ trợ tối đa 50% chi phí, nhưng không quá 35 triệu đồng/cơ sở.
  8. Chi xây dựng các chương trình truyền hình, truyền thanh; xuất bản các bản tin ấn phẩm; tờ rơi, tờ gấp và các hình thức thông tin đại chúng khác. Mức chi thực hiện theo hình thức hợp đồng với cơ quan tuyên truyền và cơ quan thông tin đại chúng theo phương thức đấu thầu, trường hợp đặt hàng giao nhiệm vụ thực hiện theo đơn giá được cấp thẩm quyền phê duyệt.
  9. Chi hỗ trợ để thành lập hội, hiệp hội ngành nghề cấp vùng và cấp quốc gia. Mức hỗ trợ tối đa 30% chi phí thành lập, nhưng không quá 70 triệu đồng/hội, hiệp hội cấp vùng, 100 triệu đồng/hội, hiệp hội cấp quốc gia.
  10. Chi hỗ trợ để hình thành cụm liên kết doanh nghiệp công nghiệp. Mức hỗ trợ tối đa 50% chi phí nhưng không quá 150 triệu đồng/cụm liên kết.
  11. Chi hỗ trợ lãi suất vốn vay cho các cơ sở công nghiệp nông thôn gây ô nhiễm môi trường di dời vào các khu, cụm công nghiệp (hỗ trợ sau khi cơ sở công nghiệp nông thôn đã hoàn thành việc đầu tư); Mức hỗ trợ tối đa 50% lãi suất cho các khoản vay để đầu tư nhà, xưởng, máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong 02 năm đầu nhưng không quá 500 triệu đồng/cơ sở. Việc hỗ trợ lãi suất áp dụng đối với các khoản vay trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam trả nợ trước hoặc trong hạn, không áp dụng đối với các khoản vay đã quá thời hạn trả nợ theo hợp đồng tín dụng. Với mức lãi suất cho vay thấp nhất trong khung lãi suất áp dụng cho các khoản vốn đầu tư phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh cùng kỳ hạn và cùng thời kỳ của Ngân hàng phát triển Việt Nam.
  12. Chi hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại cơ sở công nghiệp nông thôn. Mức hỗ trợ tối đa 30% chi phí, nhưng không quá 300 triệu đồng/cơ sở.
  13. Chi hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp. Mức hỗ trợ tối đa 30% chi phí, nhưng không quá 1.500 triệu đồng/cụm công nghiệp.
  14. Chi hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp. Mức hỗ trợ tối đa 50% chi phí, nhưng không quá 500 triệu đồng/cụm công nghiệp.
  15. Chi hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp; bao gồm: San lấp mặt bằng, đường giao thông nội bộ, hệ thống cấp nước, thoát nước, hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp. Mức hỗ trợ không quá 6.000 triệu đồng/cụm công nghiệp.
  16. Chi tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo:
  17. a) Chi đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động áp dụng theo Thông tư số 152/2016/TT-BTCngày 17 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng.
  18. b) Chi đào tạo thợ giỏi, nghệ nhân tiểu thủ công nghiệp để duy trì, phát triển nghề và hình thành đội ngũ giảng viên phục vụ chương trình đào tạo nghề, nâng cao tay nghề, truyền nghề ở nông thôn. Mức chi theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
  19. Chi thù lao cho Cộng tác viên khuyến công: Mức chi thù lao cho Cộng tác viên khuyến công tối đa không quá 1,0 lần mức lương cơ sở/người/tháng.
  20. Chi hỗ trợ các phòng trưng bày để giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại Trung tâm Khuyến công quốc gia ở các vùng và cơ sở công nghiệp nông thôn:
  21. a) Trung tâm Khuyến công quốc gia ở các vùng: Chi phí mua sắm ban đầu trang thiết bị, dụng cụ quản lý dùng để trưng bày. Mức hỗ trợ tối đa không quá 500 triệu đồng/phòng trưng bày.
  22. b) Cơ sở công nghiệp nông thôn có sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia: Chi phí mua sắm ban đầu trang thiết bị, dụng cụ quản lý dùng để trưng bày. Mức hỗ trợ tối đa không quá 70 triệu đồng/phòng trưng bày.
  23. c) Cơ sở công nghiệp nông thôn có sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực: Chi phí mua sắm ban đầu trang thiết bị, dụng cụ quản lý dùng để trưng bày. Mức hỗ trợ tối đa không quá 50 triệu đồng/phòng trưng bày.
  24. Chi quản lý chương trình đề án khuyến công
  25. a) Cơ quan quản lý kinh phí khuyến công được sử dụng tối đa 1,5% kinh phí khuyến công do cấp có thẩm quyền giao hàng năm để hỗ trợ xây dựng các chương trình, đề án, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu: Thuê chuyên gia, lao động (nếu có); chi làm thêm giờ theo chế độ quy định; văn phòng phẩm, điện thoại, bưu chính, điện nước; chi công tác phí, xăng dầu, thuê xe đi kiểm tra (nếu có); chi thẩm định xét chọn, nghiệm thu chương trình, đề án khuyến công; chi khác (nếu có). Nội dung và kinh phí do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
  26. b) Đối với tổ chức thực hiện hoạt động dịch vụ khuyến công quốc gia: Đơn vị triển khai thực hiện đề án khuyến công được chi tối đa 3% dự toán đề án khuyến công (riêng đề án ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, huyện nghèo theo quy định của Chính phủ được chi không quá 4%) để chi công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, chi khác (nếu có).
  27. Mức kinh phí ưu tiên hỗ trợ cho các chương trình, đề án, nhiệm vụ quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 6 của Nghị định số 45/2012/NĐ-CPdo Bộ Công Thương phê duyệt, đảm bảo thu hút được các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, áp dụng sản xuất sạch hơn vào các địa bàn và ngành nghề cần ưu tiên nhưng không quá 1,5 lần mức hỗ trợ quy định trên đây.

1.5- Thời gian đăng ký:

Các cơ sở công nghiệp nông thôn lập đề án và hồ sơ theo quy định nêu trên gửi UBND cấp huyện (thông qua phòng Kinh tế, Kinh tế và Hạ tầng) trước ngày 25/5/2019. UBND cấp huyện tổng hợp, gửi về Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại trước ngày 30/5/2019 (hoặc cơ sở công nghiệp nông thôn có thể gửi trực tiếp).

  1. Đề án khuyến công địa phương:

1.1-Nguyên tắc lập đề án khuyến công địa phương

  1. Phù hợp với chủ trương, chính sách, kế hoạch, chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Bắc Kạn.
  2. Phù hợp với đối tượng, nội dung hoạt động khuyến công, danh mục ngành nghề được hưởng chính sách khuyến công quy định tại Nghị định số: 45/2012/NĐ- CP; phù hợp với nguyên tắc sử dụng kinh phí khuyến công theo quy định tại Thông tư số: 28/2018/TT-BTCngày 28 tháng 3 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công.
  3. Phù hợp với Chương trình khuyến công địa phương từng giai đoạn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
  4. Phù hợp với Thông tư hướng dẫn và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về hoạt động khuyến công.

1.2-Điều kiện để được hỗ trợ kinh phí khuyến công địa phương

Các tổ chức, cá nhân được hỗ trợ kinh phí khuyến công phải đảm bảo các điều kiện như sau:

  1. Nội dung nhiệm vụ, đề án phù hợp với nội dung quy định tại Điều 4 và ngành nghề phù hợp với danh mục ngành nghề quy định tại Điều 5 của Nghị định số: 45/2012/NĐ-CP.
  2. Nhiệm vụ, đề án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
  3. Tổ chức, cá nhân đã đầu tư vốn hoặc cam kết đầu tư đủ kinh phí thực hiện đề án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt (sau khi trừ số kinh phí được ngân sách nhà nước hỗ trợ).
  4. Cam kết của tổ chức, cá nhân thực hiện hoặc thụ hưởng từ đề án khuyến công chưa được hỗ trợ từ bất kỳ nguồn kinh phí nào của nhà nước cho cùng một nội dung chi được kinh phí khuyến công hỗ trợ.
  5. Tổ chức dịch vụ khuyến công, tổ chức dịch vụ khác có kinh nghiệm, năng lực để triển khai thực hiện các hoạt động khuyến công (trừ các hoạt động do cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp thực hiện).

1.3-Nội dung và hồ sơ đề án khuyến công địa phương

– Nội dung cơ bản của đề án khuyến công địa phương: Tên đề án, đơn vị thực hiện đề án, sự cần thiết của đề án, mục tiêu, quy mô và dự toán chi tiết kinh phí thực hiện, tiến độ thực hiện, hiệu quả của đề án.

– Hồ sơ đề án khuyến công địa phương: Đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí khuyến công (có xác nhận của chính quyền địa phương), bản sao hợp lệ đăng ký kinh doanh của đơn vị đề nghị hỗ trợ, bản sao hợp lệ bảng cân đối kế toán (nếu có), báo giá và tài liệu kèm theo của hạng mục đầu tư, đề án khuyến công (do đơn vị thụ hưởng lập hoặc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại lập).

1.4- Mức chi hoạt động khuyến công địa phương

  1. Chi hỗ trợ thành lập doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nông thôn tại các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật, bao gồm: Hoàn thiện kế hoạch kinh doanh; dự án thành lập doanh nghiệp và chi phí liên quan đến đăng ký thành lập doanh nghiệp. Mức hỗ trợ không quá 05 triệu đồng/doanh nghiệp.
  2. Chi hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật
  3. a) Mô hình trình diễn để phổ biến công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới, bao gồm các chi phí: Xây dựng, mua máy móc thiết bị; hoàn chỉnh tài liệu về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất, phục vụ cho việc trình diễn kỹ thuật. Mức hỗ trợ tối đa 30% chi phí nhưng không quá 500 triệu đồng/mô hình.
  4. b) Mô hình của các cơ sở công nghiệp nông thôn đang hoạt động có hiệu quả cần phổ biến tuyên truyền, nhân rộng để các tổ chức, cá nhân khác học tập, bao gồm các chi phí: Hoàn chỉnh tài liệu về quy trình công nghệ; hoàn thiện quy trình sản xuất, phục vụ cho việc trình diễn kỹ thuật. Mức hỗ trợ không quá 50 triệu đồng/mô hình.
  5. Chi hỗ trợ xây dựng mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp cho các cơ sở sản xuất công nghiệp; bao gồm các chi phí: Thay thế nguyên, nhiên, vật liệu; đổi mới máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ; đào tạo nâng cao năng lực quản lý; đào tạo nâng cao trình độ tay nghề công nhân; tiêu thụ sản phẩm; hoàn chỉnh tài liệu về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất phục vụ cho việc trình diễn kỹ thuật. Mức hỗ trợ tối đa 30% chi phí nhưng không quá 250 triệu đồng/mô hình.
  6. Chi hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Mức hỗ trợ tối đa 50% chi phí nhưng không quá 150 triệu đồng/cơ sở. Trường hợp chi hỗ trợ dây chuyền công nghệ thì mức hỗ trợ tối đa không quá 1,5 lần mức hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.
  7. Chi hỗ trợ tổ chức hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn, hàng thủ công mỹ nghệ trong nước, bao gồm: Hỗ trợ 100% chi phí thuê gian hàng, chi thông tin tuyên truyền và chi hoạt động của Ban Tổ chức hội chợ triển lãm trên cơ sở giá đấu thầu hoặc trường hợp không đủ điều kiện đấu thầu thì theo giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trường hợp các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ, triển lãm khác trong nước. Mức hỗ trợ 80% giá thuê gian hàng.

  1. Chi hỗ trợ 100% chi phí vé máy bay cho các cơ sở công nghiệp nông thôn đi tham gia khảo sát, học tập kinh nghiệm tại nước ngoài. Số người được hỗ trợ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
  2. Chi tổ chức bình chọn và trao Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện, cấp tỉnh:
  3. a) Chi tổ chức bình chọn, trao Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện, cấp tỉnh. Mức hỗ trợ không quá 50 triệu đồng/lần đối với cấp huyện và 100 triệu đồng/lần đối với cấp tỉnh.
  4. b) Chi thưởng cho sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu được bình chọn bao gồm: Giấy chứng nhận, khung, kỉ niệm chương và tiền thưởng. Đạt giải cấp huyện không quá 02 triệu đồng/sản phẩm; đạt giải cấp tỉnh không quá 03 triệu đồng/sản phẩm.
  5. Chi hỗ trợ xây dựng và đăng ký nhãn hiệu đối với các sản phẩm công nghiệp nông thôn. Mức hỗ trợ tối đa không quá 25 triệu đồng/nhãn hiệu.
  6. Chi hỗ trợ thuê tư vấn, trợ giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn trong các lĩnh vực: Lập dự án đầu tư; marketing; quản lý sản xuất, tài chính, kế toán, nhân lực; thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói; ứng dụng công nghệ, thiết bị mới. Mức hỗ trợ tối đa 50% chi phí, nhưng không quá 25 triệu đồng/cơ sở.
  7. Chi xây dựng các chương trình truyền hình, truyền thanh; xuất bản các bản tin ấn phẩm; tờ rơi, tờ gấp và các hình thức thông tin đại chúng khác. Mức chi thực hiện theo hình thức hợp đồng với cơ quan tuyên truyền và cơ quan thông tin đại chúng theo phương thức đấu thầu, trường hợp đặt hàng giao nhiệm vụ thực hiện theo đơn giá được cấp thẩm quyền phê duyệt.
  8. Chi hỗ trợ để thành lập hội ngành nghề cấp huyện và cấp tỉnh. Mức hỗ trợ tối đa 30% chi phí thành lập, nhưng không quá 35 triệu đồng/hội cấp huyện, 50 triệu đồng/hội cấp tỉnh.
  9. Chi hỗ trợ để hình thành cụm liên kết doanh nghiệp công nghiệp. Mức hỗ trợ tối đa 50% chi phí nhưng không quá 75 triệu đồng/cụm liên kết.
  10. Chi hỗ trợ lãi suất vốn vay cho các cơ sở công nghiệp nông thôn gây ô nhiễm môi trường di dời vào các khu, cụm công nghiệp (hỗ trợ sau khi cơ sở công nghiệp nông thôn đã hoàn thành việc đầu tư); mức hỗ trợ tối đa 50% lãi suất cho các khoản vay để đầu tư nhà, xưởng, máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong 02 năm đầu nhưng không quá 250 triệu đồng/cơ sở. Việc hỗ trợ lãi suất áp dụng đối với các khoản vay trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam trả nợ trước hoặc trong hạn, không áp dụng đối với các khoản vay đã quá thời hạn trả nợ theo hợp đồng tín dụng. Với mức lãi suất cho vay thấp nhất trong khung lãi suất áp dụng cho các khoản vốn đầu tư phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh cùng kỳ hạn và cùng thời kỳ của Ngân hàng phát triển Việt Nam.
  11. Chi hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại cơ sở công nghiệp nông thôn. Mức hỗ trợ tối đa 30% chi phí, nhưng không quá 150 triệu đồng/cơ sở.
  12. Chi hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp. Mức hỗ trợ tối đa 30% chi phí, nhưng không quá 750 triệu đồng/cụm công nghiệp.
  13. Chi hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp. Mức hỗ trợ tối đa 50% chi phí, nhưng không quá 250 triệu đồng/cụm công nghiệp.
  14. Chi hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp; bao gồm: San lấp mặt bằng, đường giao thông nội bộ, hệ thống cấp nước, thoát nước, hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp. Mức hỗ trợ không quá 3.000 triệu đồng/cụm công nghiệp.
  15. Chi tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo:
  16. a) Chi đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động áp dụng theo Thông tư số: 152/2016/TT-BTCngày 17 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng.
  17. b) Chi đào tạo thợ giỏi, nghệ nhân tiểu thủ công nghiệp để duy trì, phát triển nghề và hình thành đội ngũ giảng viên phục vụ chương trình đào tạo nghề, nâng cao tay nghề, truyền nghề ở nông thôn. Mức chi theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
  18. Chi thù lao cho Cộng tác viên khuyến công: Mức chi thù lao cho cộng tác viên khuyến công tối đa không quá 1,0 lần mức lương cơ sở/người/tháng.
  19. Chi quản lý chương trình đề án khuyến công
  20. a) Sở Công thương được sử dụng tối đa 1,5% kinh phí khuyến công do Ủy ban nhân dân tỉnh giao hằng năm để hỗ trợ xây dựng các chương trình, đề án, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu: Thuê chuyên gia, lao động (nếu có); chi làm thêm giờ theo chế độ quy định; văn phòng phẩm, điện thoại, bưu chính, điện nước; chi công tác phí, xăng dầu, thuê xe đi kiểm tra (nếu có); chi thẩm định xét chọn, nghiệm thu chương trình, đề án khuyến công; chi khác (nếu có).
  21. b) Đối với tổ chức thực hiện hoạt động dịch vụ khuyến công địa phương: Đơn vị triển khai thực hiện đề án khuyến công được chi tối đa 03% dự toán đề án khuyến công (riêng đề án ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, huyện nghèo theo quy định của Chính phủ được chi không quá 04%) để chi công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, chi khác (nếu có).

1.5- Thời gian đăng ký:

Các cơ sở công nghiệp nông thôn lập đề án và hồ sơ theo quy định nêu trên gửi UBND cấp huyện (thông qua phòng Kinh tế, Kinh tế và Hạ tầng) trước ngày 25/5/2019. UBND cấp huyện tổng hợp, gửi về Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại trước ngày 30/5/2019 (hoặc cơ sở công nghiệp nông thôn có thể gửi trực tiếp).

III. Tổ chức thực hiện

Đề triển khai thực hiện tốt các hoạt động khuyến công theo đúng quy định các văn bản liên quan, Sở Công Thương đề nghị:

  1. UBND các huyện, thành phố:

– Chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện nội dung công văn này đến các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn biết và đăng ký đề án theo quy định;

 – Tiếp nhận hồ sơ của các cơ sở CNNT, xác nhận, kèm theo văn bản đề nghị của UBND cấp huyện và gửi về Sở Công Thương (thông qua Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại).

  1. Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Kạn

Nghiên cứu các văn bản liên quan công tác khuyến công để phối hợp triển khai hướng dẫn các cơ sở CNNT hoạt động trong KCN Thanh Bình thực hiện đăng ký đề án theo quy định

  1. Liên minh HTX tỉnh, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh:

Nghiên cứu các văn bản liên quan công tác khuyến công để phối hợp triển khai hướng dẫn các thành viên của Liên minh HTX, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh thực hiện đăng ký đề án theo quy định.

  1. Các cơ sở CNNT:

Nghiên cứu nội dung, chính sách liên quan công tác khuyến công, đăng ký nội dung hỗ trợ hoặc lập đề án đề nghị hỗ trợ theo các nội dung tại mục I và mục II công văn này gửi UBND cấp huyện hoặc Sở Công thương (thông qua Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại để được xem xét, thẩm định và hỗ trợ theo quy định).

  1. Các Sở, ngành và các tổ chức chính trị liên quan:

Phối hợp triển khai hướng dẫn các cơ sở công nghiệp nông thôn hoạt động trên địa bàn tỉnh lập đề án đề nghị hỗ trợ kinh phí khuyến công theo các nội dung tại Mục I và Mục II công văn này gửi Sở Công Thương đề được xem xét, thẩm định và hỗ trợ theo quy định.

Trường hợp các cơ sở công nghiệp nông thôn có nhu cầu hỗ trợ từ kinh phí khuyến công chưa có khả năng lập hồ sơ đề án, đề nghị UBND cấp huyện (đối với các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn); Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh (đối với các cơ sở công nghiệp nông thôn hoạt động trong KCN); Liên minh HTX, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Tỉnh đoàn (đối với các thành viên thuộc tổ chức) và các sở, ngành liên quan tổng hợp danh sách cơ sở CNNT đăng ký kế hoạch khuyến công quốc gia và địa phương, gồm: tên cơ sở, đăng ký kinh doanh, tóm tắt nội dung đề nghị hỗ trợ, tổng kinh phí thực hiện (trong đó có kinh phí đề nghị hỗ trợ), thời gian thực hiện và gửi Sở Công Thương (thông qua Trung tâm) trước ngày 30/5/2019 để được hướng dẫn và triển khai thực hiện.

Trong quá trình triển khai thực hiện đăng ký đề án khuyến công, trường hợp cần trao đổi thông tin đề nghị liên hệ trực tiếp theo các địa chỉ:

– Phòng Quản lý công nghiệp, Sở Công Thương, SĐT: 02093 810 723; ông: Lô Đình Doãn, Phó Trưởng phòng QLCN, SĐT: 0976 210 677.

 – Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại, Sở Công Thương, SĐT: 02093 810 292; ông: Đinh Đăng Tùng, Phó Trưởng phòng Khuyến công và Tư vấn, SĐT: 0976 798 925.

Đề nghị truy cập Website theo địa chỉ http://www.congthuongbackan.gov.vn để biết thông tin chi tiết về các văn bản quy định về công tác khuyến công và các văn bản khác có liên quan.

Rất mong nhận được sự quan tâm, phối hợp của các Sở, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị xã hội và các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Chi tiết xem tại đây

Sở Công Thương

 

 


Chia sẻ :

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Bài viết mới

View Counter

005166
Views Today : 216
Views This Month : 3879
Views This Year : 11787
Total views : 72327
Language
Skip to content