Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 30/2019/QĐ-TTg Quyết định ban hành Quy chế xây dưng, quản lý, thực hiện Chương trình thương hiệu quốc gia Việt Nam

Ngày 08/10/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 30/2019/QĐ-TTg Quyết định ban hành Quy chế xây dưng, quản lý, thực hiện Chương trình thương hiệu quốc gia Việt Nam. Trong đó, các chương trình xây dựng, phát triển thương hiệu ngành hàng Việt Nam thực hiện theo quy định của Điều 16, Điều 17, Điều 19 Nghị định số 28/2018/NĐ-CP ngày 01/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về một số biện pháp xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương. Quy chế này áp dụng đối với các đơn vị chủ trì thực hiện đề án thuộc Chương trình, cơ quan quản lý Chương trình và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân liên quan.

Việc xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam được tổ chức định kỳ 02 năm một lần vào các năm chẵn.

Bộ Công Thương được giao là cơ quan quản lý Chương trình, bộ, ngành được giao nhiệm vụ thực hiện các đề án thuộc Chương trình tại Quy chế này là Đơn vị chủ trì đề án.

Nội dung hoạt động của Chương trình gồm các hoạt động như: Xây dựng mục tiêu, chiến lược, Chương trình trong từng thời kỳ; Xây dựng hệ thống tiêu chí của Chương trình; Bảo hộ biểu trưng và hệ thống nhận diện Thương hiệu quốc gia Việt Nam ở trong và ngoài nước; Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản phẩm đáp ứng hệ thống tiêu chí Thương hiệu quốc gia Việt Nam; Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu ở trong và ngoài nước; Các hoạt động thông tin, truyền thông cho Chương trình ở trong và ngoài nước.

Theo Quy chế, Bộ Công Thương chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng mục tiêu, chiến lược, Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam trong từng thời kỳ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức có liên quan xây dựng Hệ thống tiêu chí Chương trình; Trực tiếp xây dựng, thực hiện các đề án thuộc Chương trình theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao; Hướng dẫn xây dựng các đề án, tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và ký kết với các đơn vị chủ trì thực hiện các đề án theo quy định tại Quy chế này; Tổng hợp, xây dựng dự toán kinh phí quản lý, thực hiện Chương trình và tổng hợp chung trong dự toán của Bộ Công Thương, trình cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật ngân sách; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các đề án thuộc Chương trình, việc tuân thủ các quy định của Chương trình đối với các doanh nghiệp tham gia Chương trình; Phối hợp với các tổ chức, cá nhân huy động các nguồn lực phục vụ hoạt động của Chương trình; và quản lý, sử dụng kinh phí theo chế độ tài chính hiện hành.

Triệu Thị Thanh Hoa (Sở Công Thương).




Chia sẻ :

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Bài viết mới

View Counter

005159
Views Today : 142
Views This Month : 2658
Views This Year : 10566
Total views : 71106
Language
Skip to content