Thực trạng phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Chợ là loại hình thương mại truyền thống đã và đang phát triển phổ biến trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh bao gồm 65 chợ, trong đó có10 chợ thành thị, 55 chợ nông thôn.

31543233_1232011000267404_5068900959422251008_n

Nhìn chung các chợ được đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh đã phát huy hiệu quả tốt trong việc thu hút, tập trung lực lượng hàng hoá lớn từ các nguồn sản xuất, kinh doanh trong và ngoài địa bàn, đáp ứng được nhu cầu mua bán trao đổi hàng hoá và tiêu dùng của nhân dân. Đồng thời, các chợ cơ bản được phân bố hợp lý, phù hợp với điều kiện địa hình, địa giới của địa phương, từ trung tâm huyện đến các xã cách 2 đến 3 xã có một điểm chợ thuận lợi cho việc giao thương, trao đổi hàng hóa của người dân; các điểm chợ đều gần các trục đường giao thông nên thuận tiện cho việc giao lưu, trao đổi, buôn bán hàng hóa. Các chợ trên địa bàn tỉnh được đầu tư xây dựng cũng như nâng cấp, cải tạo chủ yếu từ nguồn vốn ngân sách từ Trung ương và cả địa phương từ các nguồn như: Chương trình 135, nguồn vốn thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới… nguồn vốn tư nhân chiếm tỉ lệ thấp trong tổng vốn đầu tư cho hạ tầng chợ và chủ yếu tập trung ở các chợ trung tâm huyện, thành phố. Ngoài một số chợ tại trung tâm huyện, trung tâm cụm xã hoạt động tốt, phát huy hiệu quả, còn một số chợ xã, đặc biệt tại các xã vùng sâu, vùng xa do lượng người tham gia hoạt động kinh doanh tại chợ ít, đường giao thông đi lại khó khăn, không thuận tiện cho việc trao đổi lưu thông hàng hoá nên chợ hoạt động không hiệu quả nhất là vào mùa mưa.

31502614_1232011346934036_8837137825632616448_n

Trong những năm gần đây, kinh tế – xã hội tỉnh Bắc Kạn đã có bước phát triển, nhu cầu mua sắm hàng hoá tiêu dùng của dân cư, nhất là hàng lương thực – thực phẩm qua mạng lưới chợ có xu hướng tăng lên ở cả khu vực đô thị lẫn nông thôn. Tuy nhiên, thực trạng mạng lưới chợ trong tỉnh cho thấy, bên cạnh các chợ đã được đầu tư cải tạo, nâng cấp đảm bảo phục vụ cho nhu cầu mua bán của dân cư, vẫn còn nhiều chợ vẫn trong tình trạng xây dựng tạm, không đủ sức chứa do nhu cầu mua bán qua chợ ngày càng tăng hoặc cơ sở vật chất chợ không đáp ứng nhu cầu mua bán tại chợ. Một số chợ được đầu tư xây dựng khá lâu từ nguồn vốn 135, hiện nay đã xuống cấp vì chỉ được đầu tư một lần ban đầu, không có kinh phí duy tu, bảo trì, nâng cấp, cải tạo chợ.Kinh phí đầu tư xây dựng chợ chủ yếu đề từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, do đó mới chỉ đầu tư được hạng mục chính như (nhà đình chợ) còn các công trình phụ chợ hầu hết chưa được đầu tư như: Tường bao, nhà vệ sinh, hệ thống thoát nước thải, hệ thống điện, nước sạch… Tình trạng thiếu khu vệ sinh công cộng, thu gom rác và xử lý rác trong ngày gây ô nhiễm môi trường, cơ sở vật chất xuống cấp, vấn đề văn minh thương mại, an ninh trật tự và phòng cháy chữa cháy trong phạm vi chợ chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều chợ chưa có nội quy hoạt động, chưa có phương án sắp xếp ngành nghề kinh doanh, hoặc một số chợ có nội quy hoạt động đã được UBND có thẩm quyền phê duyệt nhưng quá trình hoạt động chợ chưa thực hiện đúng nội quy. Việc bố trí, sắp xếp ki ốt, quầy hàng, ngành hàng trong nhiều chợ cũng chưa đảm bảo khoa học, việc tổ chức thu giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ chưa thực hiện đúng theo Quyết định của ủy ban nhân dân tỉnh.Đồng thời, nhiều loại hình chợ chuyên doanh và đặc thù cần thiết cho cả sản xuất lẫn tiêu dùng cũng chưa được hình thành.

Về tổ chức quản lý, kinh doanh chợ hiện nay, hầu hết đều do Ban quản lý, Tổ quản lý chợ quản lý, chưa đáp ứng quy định hiện hành tại Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ do vậy, các chợ chưa phát huy được hiệu quả trong công tác thu phí, lệ phí chợ. Tổng số tiền thu phí hàng năm chỉ dừng ở việc trích một phần chi cho công lao động và một số hoạt động tổ chức thu (thu theo hợp đồng uỷ nhiệm thu), không có nguồn bù đắp các khoản khấu hao và phục vụ sửa chữa, cải tạo, nâng cấp chợ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ.

Do các chợ trên địa bàn tỉnh đều được xây dựng từ khá lâu nên cơ sở hạ tầng đã xuống cấp, nhiều hạng mục không còn sử dụng được, trong khi đó kinh phí nâng cấp, cải tạo các chợ chủ yếu từ nguồn ngân sách nên rất khó khăn trong việc thực hiện. Bên cạnh đó,hoạt động thương mại của tỉnh chưa thực sự sôi động, các mặt hàng nhất là mặt hàng thế mạnh của địa phương cũng chưa đủ lớn để thu hút đầu tư xây dựng các chợ nên các địa phương cũng khó khăn trong mời gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị. Điều đó đang là một trong những yếu tố cản trở sự phát triển thị trường của tỉnh trong quá trình phát triển kinh tế.

Để mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh phát triển tương xứng với nhu cầu của người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, việc kêu gọi nguồn đầu tưtừ nguồn vốn tư nhân là hết sức cần thiết. Năm 2018, Sở Công Thương đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1644/QĐ-UBND ngày 28/9/2018 về việc ban hành ban hành danh mục các dự án chợ, trung tâm thương mại, siêu thị để phục vụ hoạt động xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn nhằm kêu gọi sự đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển mạng lưới hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh ngày càng hiện đại, đáp ứng nhu cầu người dân và phát huy vai trò của các chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh.

Trong thời gian tới, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các chợ trên địa bàn tỉnh, Sở Công Thương sẽ tiếp tục hướng dẫn kêu gọi, khuyến khích đầu tư xây dựng hạ tầng chợ từ nguồn vốn tư nhân đồng thời tham mưu thực hiện hiệu quả công tác chuyển đổi mô hình quản lý, khai thác và kinh doanh các chợ trên địa bàn tỉnh (đối với các chợ còn hoạt động theo mô hình Tổ, Ban quản lý, UBND xã, phường quản lý) để nâng cao hiệu quả hoạt động của các chợ, qua đó, vừa nâng cao nguồn đóng góp cho ngân sách, đồng thời cũng nâng cao trách nhiệm, hiệu quả trong công tác tái đầu tư, phát triển chợ.

Triệu Thị Thanh Hoa (Sở Công Thương)


Chia sẻ :

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Bài viết mới

View Counter

004724
Views Today : 8
Views This Month : 2940
Views This Year : 11624
Total views : 26050
Language
Skip to content