Tỉnh Bắc Kạn tăng cường quản lý hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn

Thực hiện Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp. Để triển khai có hiệu quả công tác quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn tỉnh đòi hỏi cần có sự quan tâm, vào cuộc của các cấp chính quyền, các sở, ban ngành trong tỉnh. Do đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn và giao nhiệm vụ thực hiện cho các Sở: Công Thương, Nội vụ, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Cục Thuế, Cục Quản lý thị trường và Công an tỉnh, UBND các huyện, thành phố và một số sở ngành có liên quan. Trách nhiệm của các đơn vị như sau:

  1. Trách nhiệm của Sở Công Thương: Chủ trì phối hợp các Sở, ngành, UBND cấp huyện và đơn vị liên quan trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh theo các quy định của pháp luật có liên quan; hướng dẫn, đôn đốc doanh nghiệp hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh tuân thủ các quy định của pháp luật. Thực hiện các thủ tục hành chính đối với hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương theo quy định của pháp luật hiện hành và các thủ tục hành chính khác theo ủy quyền của Bộ Công Thương và thực hiện các nhiệm vụ liên quan.
  2. Trách nhiệm của Công an tỉnh: Chủ động lập kế hoạch triển khai, hoặc phối hợp triển khai công tác tuyên truyền, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện pháp luật cho các doanh nghiệp bán hàng đa cấp và tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân trên địa bàn tỉnh. Thường xuyên giám sát, điều tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp của các doanh nghiệp và người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn theo thẩm quyền và quy định của pháp luật hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Phối hợp Sở Công Thương và các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn theo chức năng, nhiệm vụ. Thực hiện xác minh, điều tra, kiểm tra và xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc chuyển các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định khi tiếp nhận được các thông tin về dấu hiệu vi phạm đối với hoạt động bán hàng đa cấp.
  3. Trách nhiệm của Cục Quản lý thị trường: Chủ động phối hợp với các Sở, ngành, UBND cấp huyện và đơn vị liên quan tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất theo vụ việc; thường xuyên giám sát, kiểm tra đối với hoạt động bán hàng đa cấp, tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp trên địa bàn; ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm quy định của pháp luật về hoạt động bán hàng đa cấp của tổ chức, cá nhân theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định và một số nội dung liên quan thuộc thẩm quyền.
  4. Trách nhiệm của Cục thuế tỉnh: Tiếp nhận danh sách doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương. Hướng dẫn doanh nghiệp bán hàng đa cấp, người tham gia bán hàng đa cấp kê khai và nộp các khoản thuế theo quy định của pháp luật. Chủ trì thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp trong việc kê khai thuế, nộp thuế và quyết toán thuế (trong đó có kiểm tra việc chi hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác cho người tham gia bán hàng đa cấp) nhằm phát hiện ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thuế của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp, người tham gia bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh đúng quy định pháp luật.
  5. Trách nhiệm của Sở Y tế: Thực hiện các thủ tục hành chính đối với các mặt hàng thực phẩm chức năng kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp thuộc lĩnh vực Y tế quản lý và các nội dung khác liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp. Kiểm tra, giám sát doanh nghiệp trong việc quảng cáo sản phẩm có liên quan đến lĩnh vực quản lý của Sở Y tế; việc thực hiện các hội nghị, hội thảo, sự kiện giới thiệu thực phẩm, mỹ phẩm tại địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
  6. Trách nhiệm của Sở Nội vụ: Phối hợp với Sở Công Thương rà soát, xử lý cán bộ, công chức tham gia bán hàng đa cấp theo quy định.
  7. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp đơn vị liên quan xây dựng và triển khai các chương trình tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện truyền thông đại chúng cho các cơ quan quản lý, báo chí, doanh nghiệp về pháp luật và hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn tỉnh. Chủ động phối hợp với các cơ quan báo chí tỉnh, các cơ quan báo chí Trung ương và đơn vị liên quan chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở triển khai xây dựng các chương trình thường kỳ, các chuyên mục để tuyên truyền, phổ biến pháp luật về kinh doanh theo phương thức đa cấp cho doanh nghiệp, người tham gia bán hàng đa cấp và người dân. Cảnh báo cho người dân về các hoạt động biến tướng, bất chính trong kinh doanh theo phương thức đa cấp;
  8. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện: Chỉ đạo các cơ quan chức năng trực thuộc, UBND các xã, phường, thị trấn chủ động phối hợp với các Sở, ngành và các cơ quan liên quan nắm chắc tình hình hoạt động bán hàng đa cấp của các doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn quản lý, đảm bảo thực hiện tốt các biện pháp ngăn chặn, cung cấp thông tin hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Quy chế cũng quy định trách nhiệm các Sở, ngành liên quan: Có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác quản lý chất lượng và việc đáp ứng điều kiện kinh doanh sản phẩm đối với các mặt hàng kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp thuộc lĩnh vực do đơn vị quản lý. Phối hợp kiểm tra, giám sát hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn có liên quan đến lĩnh vực quản lý của ngành theo quy định pháp luật.

Quy chế ban hành nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hoạt động bán hàng đa cấp theo hướng thống nhất, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành và các đơn vị liên quan.

Kim Oanh (Sở Công Thương)


Chia sẻ :

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Bài viết mới

View Counter

005160
Views Today : 50
Views This Month : 2749
Views This Year : 10657
Total views : 71197
Language
Skip to content