UBND tỉnh Bắc Kạn tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

            Theo kết quả khảo sát cuộc điều tra Hàng Việt Nam Chất lượng cao 2018 của Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao công bố, chỉ sau một năm, tỉ lệ người tiêu dùng Việt yêu thích giảm xuống chỉ còn 60% và tỉ lệ người tiêu dùng thường mua các sản phẩm trong nước chỉ còn 70%. Trong khi đó, các sản phẩm ngoại nhập có xuất xứ Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc… đang từng ngày cạnh tranh giành niềm tin, chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng Việt. Nguyên nhân là do hàng Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc đã tận dụng tốt tâm lý “sính hàng ngoại” của người tiêu dùng Việt cũng như tâm lý thận trọng trong lựa chọn của khách khi “e dè/tẩy chay” hàng Trung Quốc. Ngoài ra, chiến lược thâm nhập thị trường rất bài bản của doanh nghiệp Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc… Các sản phẩm có xuất xứ từ Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc còn có ưu thế từ mạng lưới bản lẻ rộng khắp từ các hệ thống siêu thị lớn tại Việt Nam như: Mega Market (tên gọi cũ là Metro) với 19 siêu thị, Big C có 32 siêu thị, Central Group nắm 49% cổ phần hệ thống siêu thị điện máy Nguyễn Kim; Nhật Bản có hệ thống đại siêu thị Aeon Mall, trung tâm thương mại Saigon Centre, hệ thống cửa hàng tiện ích như Family Mart;  Hàn Quốc có hệ thống Lotte, Emart…

            Trước thông tin về tỷ lệ yêu thích hàng Việt Nam của người tiêu dùng Việt Nam, Văn phòng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện một số nội dung sau:

  1. Đẩy mạnh công tác tổ chức thông tin, tuyên truyền, vận động, làm cho người tiêu dùng nhận thức đúng khả năng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Việt Nam; vận động người tiêu dùng Việt Nam sử dụng hàng Việt Nam khi tiêu dùng cá nhân. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ; từng bước xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm, hàng hóa do địa phương sản xuất.
  2. Các cơ quan, đơn vị và tổ chức chính trị – xã hội sử dụng hàng hóa nội địa khi thực hiện mua sắm công; vận động các doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh trong nước khi triển khai thực hiện các dự án, công trình sử dụng các trang thiết bị, nguyên vật liệu nội địa và dịch vụ có chất lượng tương đương hàng ngoại nhập để sản xuất và kinh doanh.
  3. Tăng cường công tác hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong một số hoạt động: Tổ chức điều tra, khảo sát thị trường, điều tra người tiêu dùng, mạng lưới phân phối, tổ chức hội thảo, triển lãm, hội chợ sản phẩm hàng hóa của Việt Nam; hỗ trợ đưa hàng Việt Nan về bán ở nông thôn, xúc tiến thương mại trên thị trường nội địa, tăng cường hệ thống phân phối bán lẻ, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, nông thôn; sản xuất hàng hóa, dịch vụ có chất lượng cao và xây dựng thương hiệu cho hàng hóa, dịch vụ do địa phương sản xuất.
  4. Tăng cường công tác quản lý thị trường, hải quan, thuế; xử lý nghiêm các hành vi mua bán hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng, hàng nhập trái phép.

                                                                                    Phạm Thị Dịu (Sở Công Thương)




Chia sẻ :

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Bài viết mới

View Counter

005159
Views Today : 152
Views This Month : 2668
Views This Year : 10576
Total views : 71116
Language
Skip to content