Bắc Kạn ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 1162/QĐ-TTg ngày 13/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021-2025

Nhằm thực hiện hiệu quả Quyết định số 1162/QĐ-TTg ngày 13/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021-2025 gắn với thực hiện các đề án, nghị quyết, kết luận, kế hoạch của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội tỉnh giai đoạn 2021-2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn đã ban hành kế hoạch triển khai Quyết định số 1162/QĐ-TTg ngày 13/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình thực hiện trên địa bàn 5 huyện: Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rì, Ba Bể, Pác Nặm (theo Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 30/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ).

Với mục tiêu thúc đẩy phát triển thương mại gắn với quy mô, đặc điểm sản xuất, kinh doanh của tỉnh, từng bước thu hẹp khoảng cách về phát triển thương mại với các tỉnh trong vùng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập của người dân, đảm bảo an ninh quốc phòng. Trong đó, phấn đấu đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tỉnh có tốc độ tăng trưởng bình quân 11,5%/năm; tối thiểu 30% các sản phẩm của tỉnh đáp ứng tiêu chuẩn, chất lượng để đưa vào hệ thống phân phối trong, ngoài tỉnh và hướng đến xuất khẩu; đảm bảo 100% cán bộ quản lý thương mại được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ về phát triển thương mại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa; khuyến khích, phát triển thương nhân, doanh nghiệp có năng lực thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại; phát triển hệ thống phân phối hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo chuỗi, đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa trên thị trường góp phần xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập của người dân khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, củng cố an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội tại địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa của tỉnh với các nhiệm vụ cụ thể như sau:

Một là, thông tin, tuyên truyền phổ biến về mục tiêu, quan điểm, định hướng, nhiệm vụ, kết quả của Chương trình, các chính sách về phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và quảng bá giới thiệu sản phẩm hàng hóa vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa của tỉnh thông qua các hoạt động truyền thông  như xây dựng và phát hành ấn phẩm, chuyên trang, chuyên mục, phóng sự, bản tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, truyền hình, truyền thanh, báo điện tử, báo giấy … nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong triển khai thực hiện.

Hai là, xây dựng và triển khai cơ chế chính sách về phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa. Trong đó, thường xuyên rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật của trung ương, địa phương; khuyến khích, thu hút mọi nguồn lực xã hội tham gia hoạt động thương mại. Đồng thời, phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu liên quan đến phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Ba là, xây dựng mô hình phát triển các mặt hàng tiềm năng lợi thế gắn với phát triển du lịch của tỉnh. Trong đó, giai đoạn 2021-2015, dự kiến xây dựng thêm 10 điểm mua bán hàng hóa, sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền phục vụ hoạt động sản xuất và tiêu dùng của miền núi, vùng sâu, vùng xa. Hỗ trợ xây dựng mô hình chợ đêm tại một số điểm du lịch của tỉnh.

Bốn là, triển khai hiệu các hoạt động khuyến khích, thúc đẩy phát triển các mặt hàng là tiềm năng, lợi thế của địa phương như: Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND, Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến 2035; hỗ trợ các cơ sở sản xuất quy trình sản xuất an toàn thực phẩm, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao để nâng cao chất lượng sản phẩm; hỗ trợ, hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh hoàn thiện công nghệ, đăng ký bảo hộ về quyền sở hữu trí tuệ, ghi nhãn hàng hóa, mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc, xây dựng và phát triển thương hiệu (nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý) cho các sản phẩm nông sản chủ lực của địa phương; tăng cường hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa của tỉnh thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu sản phẩm vùng miền, chương trình kết nối giao thương giữa nhà cung cấp với doanh nghiệp xuất khẩu… để quảng bá giới thiệu các sản phẩm hàng hóa và tìm kiếm đối tác, hợp tác phát triển sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa; triển khai các hoạt động khuyến khích, thúc đẩy phát triển các mặt hàng là tiềm năng, lợi thế của địa phương gắn với triển khai các chính sách, chương trình, đề án để hỗ trợ, phát triển cả các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp.

Năm là, phát triển đội ngũ thương nhân, doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn. Trong đó, hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện để người dân thực hiện đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp, thành lập hợp tác xã; tư vấn hoạt động cho các doanh nghiệp, nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ thương nhân; hỗ trợ kết nối, tạo dựng mối liên kết bền vững giữa các doanh nghiệp với cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh và liên kết, hợp tác với các thương nhân, doanh nghiệp lớn trong cả nước.

Sáu là, phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa thông qua các hoạt động như: xây dựng mới, cải tạo nâng cấp các chợ tại vùng nông thôn; tiếp tục triển khai các chính sách ưu đãi đầu tư để thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng thương mại như: Chợ, trung tâm thương mại, siêu thị,… theo hướng hiện đại tại trung tâm các huyện, thành phố, khu vực đông dân cư; khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn ứng dụng thương mại điện tử, các giải pháp công nghệ số và các dịch vụ tích hợp dựa trên công nghệ tiên tiến vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, tham gia chuỗi cung ứng thương mại điện tử, các sàn thương mại điện tử lớn trong và ngoài nước nhằm nâng cao năng lực cạnh  tranh và khả năng tiếp cận các thị trường trong và ngoài nước.

Bảy là, phát triển năng lực chuyên môn cho cán bộ, thương nhân làm công tác phát triển thương mại thông qua các chương trình, hội nghị, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng,…cho cán bộ, công chức, thương nhân trên địa bàn tỉnh để nghiên cứu, trao đổi, chia sẻ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm về quản lý và phát triển thương mại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Triệu Thanh Hoa (Sở Công Thương)


Chia sẻ :

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Bài viết mới

View Counter

005167
Views Today : 90
Views This Month : 3991
Views This Year : 11899
Total views : 72439
Language
Skip to content