Bắc Kạn tăng cường triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Nhằm khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với sự phát triển ổn định, bền vững của địa phương, ngày 29/7/2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Kế hoạch số 441/KH-UBND Triển khai thực hiện Nghị Quyết số 82/NQ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Trong đó:

1.Tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua các nhiệm vụ tập trung thực hiện các hoạt động về hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam – Ngày 15 tháng 3 hàng năm của tỉnh phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao; hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành trên địa bàn tỉnh trong việc triển khai công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

2.Nâng cao năng lực thực thi pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo đảm hiệu lực,hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với việc hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở cấp ngành địa phương phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn hoạt động hiệu lực, hiệu quả, khắc phục khoảng trống trong quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở cấp ngành địa phương; quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, ban ngành trong quá trình triển khai thực hiện.

Huy động có hiệu quả các nguồn lực xã hội nhằm nâng cao năng lực thực thi của các cơ quan quản lý nhà nước về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, đạo đức công vụ, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, công chức tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật mới vào công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Xây dựng các bộ phận, công cụ tiếp nhận và xử lý các kiến nghị, đề nghị, phản ánh yêu cầu của người tiêu dùng tại UBND các cấp.

3.Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật; thông tin về chất lượng hàng hóa, dịch vụ và cảnh báo về nguy cơ mất an toàn cho người tiêu dùng trên nguyên tắc công khai, minh bạch và đa dạng hóa phương thức truyền thông. Trong đó, tiếp tục triển khai, thực hiện các kế hoạch, văn bản có liên quan về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Trung ương và của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành. Ngoài ra, chú trọng lồng ghép việc thực thi các văn bản có liên quan về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Trung ương, của tỉnh vào các kế hoạch cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế của từng sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nâng cao hiểu biết, nhận thức về vai trò, ý nghĩa của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với sự ổn định, phát triển của địa phương cũng như ý nghĩa thiết thực với từng người dân và từng doanh nghiệp trên địa bàn thông qua các hình thức, nội dung, biện pháp thiết thực, hiệu quả phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội của địa phương. Đa dạng hóa công tác truyền thông tăng thời lượng đưa tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Công khai minh bạch và thông tin rộng rãi, đầy đủ bằng nhiều hình thức phù hợp đến người tiêu dùng về chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Chú trọng công tác tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn người tiêu dùng về cách thức mua hàng nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng tiêu dùng cho toàn xã hội, nhất là người tiêu dùng yếu thế (trẻ em, học sinh, người già…).

Đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào sinh hoạt định kỳ; coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của các tổ chức, đoàn thể và coi việc chấp hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng là một trong những tiêu chí bình xét thi đua.

  1. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm và hỗ trợ người tiêu dùng để kiểm soát, hạn chế không để lưu thông trên thị trường hàng hóa, dịch vụ không đảm bảo chất lượng hoặc có nguy cơ gây mất an toàn cho người tiêu dùng. Khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp, người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài địa phương tích cực phản ánh, thông tin kịp thời đến cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện những hàng hóa, dịch vụ không đảm bảo chất lượng hoặc có nguy cơ gây mất an toàn cho người tiêu dùng đang lưu thông trên thị trường.
  2. Đẩy mạnh xã hội hoá, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong đó, khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tổ chức các chương trình tri ân người tiêu dùng với các hình thức phù hợp theo quy định pháp luật trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp trong thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của địa phương; tạo động lực nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và cạnh tranh của tỉnh. Hỗ trợ cho việc hình thành và hoạt động của các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương. Có chính sách khen thưởng kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có nhiều đóng góp tích cực cho công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Đồng thời, tăng cường phổ biến thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế và hướng dẫn việc thực thi các cam kết hội nhập cho người dân và doanh nghiệp tại địa phương thuộc lĩnh vực được giao phụ trách; khuyến khích, tăng cường hỗ trợ, hợp tác giải quyết các tranh chấp nhằm bảo vệ người tiêu dùng nhằm thúc đẩy sự tin tưởng của người tiêu dùng các nước đối với sản phẩm, dịch vụ, môi trường đầu tư, kinh doanh tại tỉnh; hỗ trợ doanh nghiệp trong tiếp cận, sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư, công nghệ tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Kế hoạch có sự phân công cụ thể đến các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, chủ động phân công người kiêm nhiệm làm công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của đơn vị mình, đồng thời, xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao. Sở Công Thương được giao chủ trì triển khai thực hiện Kế hoạch này nhằm đảm bảo các hoạt động về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được tổ chức sâu, rộng, thường xuyên, liên tục, hiệu quả trong tất cả các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Huy động được sự tham gia của tất cả các tổ chức, cá nhân vào công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền, phổ biến, cung cấp đầy đủ, cập nhật các thông tin về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và hướng dẫn cụ thể để doanh nghiệp và người tiêu dùng nắm bắt, hiểu biết và có khả năng tự bảo vệ quyền lợi của mình trong giai đoạn hiện nay. Kế hoạch cũng là cơ sở quan trọng cho các địa phương, đơn vị triển khai thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Triệu Thanh Hoa (Sở Công Thương)




Chia sẻ :

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Bài viết mới

View Counter

005166
Views Today : 190
Views This Month : 3853
Views This Year : 11761
Total views : 72301
Language
Skip to content