Các giải pháp chiến lược thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội năm 2018 và các năm tiếp theo của Ngành Công Thương Bắc Kạn

  1. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP NĂM 2018
  2. Mục tiêu

– Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp đạt 955.344 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010), tăng 6% so với thực hiện năm 2017;

– Phấn đấu đưa tỷ lệ số hộ sử dụng điện lưới quốc gia trên địa bàn toàn tỉnh năm 2018 đạt 97%.

– Phấn đấu đưa tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng đạt 4.860 tỷ đổng, đạt tốc độ tăng trưởng 6%;

– Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt 10 triệu USD.

  1. Các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện phát triển kinh tế

2.1. Về Công nghiệp:

– Đề cao sự lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ hoạt động phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp để góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, giảm nghèo, tăng nguồn thu cho ngân sách và tạo động lực để các ngành kinh tế – xã hội khác cùng phát triển;

– Đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp để các doanh nghiệp khoáng sản hoạt động khai thác đủ công suất, sản lượng đã được ấn định thuế tại Quyết định số 118/QĐ-UBND ngày 22/01/2018 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt phương án ấn định thuế năm 2018 đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn;

– Đôn đốc các dự án chế biến sâu khoáng sản trên địa bàn tỉnh (nhà máy luyện chì của Công ty Cổ phần Khoáng sản Bắc Kạn, xưởng luyện chì của DNTN Cao Bắc, nhà máy luyện gang của Công ty Cổ phần Khoáng sản Tây Giang Bắc Kạn) hoạt động ổn định, đủ công suất;

– Tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là các cơ sở chế biến nông, lâm sản (chế biến gỗ;sản xuất miến dong) nâng cao năng lực sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm…;

– Phối hợp với các Sở, ngành, địa phương đôn đốc các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án đầu tư như: Dự án nhà máy điện phân chì kẽm của Công ty TNHH Ngọc Linh; dự án sản xuất ván dán của Công ty cổ phần Đầu tư GOVINA; dự án sản xuất giấy bao bì của Công ty TNHH Lâm nghiệp Tân Phát Bắc Kạn; các dự án thủy điện đã được cấp Quyết định chủ trương đầu tư (dự án thủy điện Thác Giềng 1&2 của Công ty cổ phần Sông Đà Bắc Kạn, dự án thủy điện Pác Cáp của Công ty cổ phần Thủy điện Sử Pán 1); các dự án chế biến nông, lâm sản và sản xuất vật liệu xây dựng (dự án đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến nông, lâm sản của Công ty TNHH Sản xuất bê tông Bắc Kạn, dự án đầu tư Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu của Công ty cổ phần Thương mại và Đầu tư Đa Phương, dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất gạch không nung của Công ty TNHH Quốc tế 9999 Bắc Kạn, dự án sản xuất gạch tuynel công nghệ cao của Công ty cổ phần Gốm và Khai thác xây dựng Bắc Kạn, dự án sản xuất gạch Tuynel công nghệ cao, phát thải thấp của Công ty cổ phần Gạch ngói Chợ Đồn);

– Sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí khuyến công Trung ương và địa phương để hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đồng thời thông qua các chương trình khuyến công, tổ chức tốt chương trình bình chọn và tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh năm 2018;

– Xây dựng Kế hoạch phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản tỉnh Bắc Kạn giai đoạn từ nay đến năm 2020 phù hợp với Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trình UBND tỉnh phê duyệt và ban hành;

– Tổ chức triển khai thực hiện Đề án Quản lý khối lượng khoáng sản vận chuyển tại các bàn cân điện tử, cửa mỏ thông qua hệ thống camera giám sát trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn;

– Tiếp tục theo dõi, đôn đốc việc thực hiện dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2015 – 2020 đã được Bộ Công Thương phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi tại Quyết định số 3131/QĐ-BCT ngày 27/7/2016;

– Tổ chức thực hiện và Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016-2025 có xét đến 2035; tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động điện lực, sử dụng điện và giá bán điện trên địa bàn; kiểm tra giám sát việc tiết giảm điện của Công ty Điện lực Bắc Kạn và Điện lực huyện, thành phố nhằm bảo đảm cung cấp điện ổn định phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân; phối hợp với các ngành, các địa phương triển khai tiêu chí số 4 về điện trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh;

– Phối hợp với Công ty điện lực Bắc Kạn xây dựng phương án cấp điện ưu tiên cho khách hàng sử dụng điện quan trọng và phương án sa thải phụ tải khi thiếu nguồn năm 2018 trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

– Thực hiện nhanh chóng, kịp thời, đúng quy định các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực công nghiệp như cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật của dự án công nghiệp, thẩm định các dự án về công trình điện, giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm…

2.2. Về Thương mại:

– Tham mưu xây dựng dự thảo cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2018-2020 định hướng đến năm 2025; Tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng hạ tầng chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh;

– Xây dựng danh mục các dự án chợ, trung tâm thương mại, siêu thị để  kêu gọi các nhà đầu tư;

– Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, các hoạt động thông tin, hỗ trợ kết nối, tạo điều kiện thuận lợi để sản phẩm, hàng hóa của tỉnh Bắc Kạn tham gia vào các kênh phân phối của các tỉnh, thành phố trên cả nước; lựa chọn, mời và hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa có thế mạnh của địa phương tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, hội nghị kết nối cung cầu, hội chợ tại các tỉnh, thành phố trong cả nước để giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác, cơ hội hợp tác kinh doanh, phối hợp liên kết để hình thành chuỗi sản phẩm có giá trị kinh tế cao;

– Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất xây dựng nhãn mác, bao bì sản phẩm và hướng dẫn hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm đạt chuẩn theo quy định. Tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2018 đạt kết quả cao;

– Hướng dẫn các đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm dong riềng, thuốc lá và các sản phẩm khác ngay từ đầu vụ; đồng thời thường xuyên theo dõi, đôn đốc các đơn vị sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thực hiện đúng hợp đồng đã ký để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các bên;

– Hoàn thành việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, có xét đến năm 2025; phối hợp với các ngành, các địa phương triển khai hướng dẫn tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh; đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi mô hình quản lý, khai thác và kinh doanh chợ trên địa bàn tỉnh theo Đề án đã được phê duyệt;

– Triển khai có hiệu quả các chương trình phối hợp, quy chế phối hợp với Hội Nông dân tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, nhằm phát triển thương mại nông thôn, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và giám sát việc thực hiện pháp luật về quản lý, sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp … trên địa bàn tỉnh;

– Triển khai công tác của Hội bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh: Tổ chức tuyên truyền về ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 15/3 năm 2018; triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; triển khai thực hiện Đề án phát triển thương mại điện tử, tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành về hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh;

– Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thương mại: Kiểm tra, kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung; kiểm tra việc chấp hành tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại và khuyến mại trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo thực hiện tốt công tác bình ổn giá và thực hiện dự báo tình hình thị trường kịp thời, sát thực tế; theo dõi báo cáo tình hình giá cả các mặt hàng thiết yếu nhằm làm cho thị trường phát triển lành mạnh;

– Triển khai có hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng kém chất lượng; công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; quản lý tốt thị trường nhất là thị trường nông thôn, vùng sâu vùng xa, bảo vệ tốt quyền lợi của người tiêu dùng;

– Thực hiện nhanh chóng, kịp thời, đúng quy định các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động thương mại trên địa bàn.

  1. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP ĐẾN NĂM 2020
  2. Mục tiêu:

Phấn đấu đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra trong lĩnh vực công thương; cụ thể như:

– Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2018-2020 tối thiểu 11%/năm (theo giá so sánh năm 2010);

– Phấn đấu đưa tỷ lệ số hộ sử dụng điện lưới quốc gia trên địa bàn toàn tỉnh đến năm 2020 đạt 98% và 100% số xã đạt tiêu chí về điện trong chương trình nông thôn mới;

– Phấn đấu đưa tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng các năm tiếp theo tăng bình quân 11%/năm;

– Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu giai đoạn 2018-2020 tăng bình quân 15%/năm.

  1. Nhiệm vụ, giải pháp

2.1. Lĩnh vực công nghiệp:

– Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, vật liệu xây dựng; tăng cường thu hút các nhà đầu tư tham gia thực hiện các dự án chế biến tinh bột và miến dong có áp dụng công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại vào sản xuất; bảo quản sản phẩm sau thu hoạch để duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm;

– Đẩy mạnh các chương trình xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư vào các dự án công nghiệp đặc biệt ưu tiên các dự án công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, các dự án chế biến nông, lâm sản, vật liệu xây dựng và các dự án sử dụng nhiều lao động địa phương;

– Tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất công nghiệp đang hoạt động tiếp tục ổn định sản xuất theo công suất thiết kế; đôn đốc các dự án công nghiệp đang tạm dừng sản xuất đưa nhà máy đi vào hoạt động trở lại; tham mưu, xử lý kịp thời các dự án chậm tiến độ, hoạt động không hiệu quả tránh dây dưa, kéo dài;

– Triển khai công tác xã hội hóa xây dựng một số cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh như: Cụm công nghiệp Pù Pết, huyện Ngân Sơn; Cụm công nghiệp Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông; Cụm công nghiệp Nam Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn… Đưa các cơ sở công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp vào cụm công nghiệp để thuận lợi trong quản lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường;

– Khuyến khích các doanh nghiệp liên kết, liên doanh đầu tư, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm công nghiệp của tỉnh. Đẩy mạnh công tác hỗ trợ phát triển công nghiệp nông thôn và làng nghề thông qua sự hỗ trợ của các chương trình: Xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; khuyến công; khuyến nông…;

– Tiếp tục triển khai đồng bộ, có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành công thương phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã được UBND tỉnh phê duyệt;

– Đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, môi trường sản xuất kinh doanh, cải thiện nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức và cơ quan quản lý các cấp, kiên quyết khắc phục những ách tắc trong giải quyết các thủ tục và quản lý đầu tư, tạo thông thoáng, thuận lợi, công khai minh bạch… cho các hoạt động đầu tư, sản xuất và kinh doanh;

– Tiếp tục triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 04-CTr/TU ngày 15/01/2016 của Tỉnh ủy và của Ngành Công Thương đã ban hành.

2.2. Lĩnh vực thương mại:

– Tập trung phát triển thị trường xã hội, chú trọng đến thị trường nông thôn, mỗi xã, phường một sản phẩm; kết hợp tốt việc dịch vụ cung ứng vật tư, hàng hóa với thu mua, tiêu thụ sản phẩm cho người dân nhằm góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng hóa và phân công lại lao động;  huy động mọi nguồn vốn đẩy mạnh phát triển hạ tầng thương maị theo quy hoạch nhằm tạo ra các kênh lưu thông phân phối và bán lẻ hiện đại, văn minh;

– Tăng cường xúc tiến thương mại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; tiếp tục đẩy mạnh và tăng cường triển khai thực hiện các cam kết đã ký giữa tỉnh với Thủ đô Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh và các văn bản ghi nhớ, các cam kết tiêu thụ sản phẩm nông sản tại Hội nghị kết nối cung – cầu tỉnh Bắc Kạn năm 2017 đã được ký kết. Hàng năm tổ chức tốt các chương trình đưa hàng Việt về nông thôn;

– Đẩy mạnh phát triển hạ tầng thương mại theo quy hoạch, cụ thể: Tập trung xây dựng hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại tại các trung tâm huyện, thị bằng nhiều nguồn vốn, trong đó có nguồn vốn xã hội hoá từ các thành phần kinh tế để tạo ra các kênh lưu thông, phân phối và bán lẻ hiện đại, văn minh, góp phần xây dựng nông thôn mới. Đến năm 2020 xây mới 04 chợ đầu kinh doanh nông, lâm sản, gia súc, gia cầm và các địa phương quan tâm cải tạo, nâng cấp các chợ đã xuống cấp nhằm tạo điều kiện cho bà con kinh doanh, mua bán được thuận lợi;

–  Đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình xuất khẩu của tỉnh trên cơ sở các chính sách hỗ trợ sản xuất các mặt hàng xuất khẩu;

– Tăng cường công tác chỉ đạo, tổ chức có chất lượng, hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, quảng bá giới thiệu sản phẩm, cần có sự đầu tư thoả đáng cho lĩnh vực thương mại dịch vụ. Quan tâm hỗ trợ nâng cao năng lực tìm kiếm mở rộng thị trường, kỹ năng tổ chức kinh doanh dịch vụ của các doanh nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp trong tỉnh mở rộng mặt hàng và thị trường tiêu thụ hàng hoá nhất là thị trường xuất khẩu;

– Phát triển mạnh các tổ chức thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các ngành nghề có tiềm năng thế mạnh của tỉnh như chế biến nông, lâm sản, vật liệu xây dựng….Đồng thời phát triển nguồn nhân lực quản lý thương mại trên địa bàn tỉnh, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý nhà nước và cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp về phát triển thương mại khu vực miền núi;

– Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra , kiểm soát chống buôn lậu và gian lận thương mại, công tác bình ổn giá và trong việc thực hiện chấp hành pháp luật trong kinh doanh của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn nhằm làm cho thị trường phát triển lành mạnh;

 Hoàng Thị Yến (Sở Công Thương)




Chia sẻ :

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Bài viết mới

View Counter

005159
Views Today : 164
Views This Month : 2680
Views This Year : 10588
Total views : 71128
Language
Skip to content