Công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2018

Ngày 28/3, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố Báo cáo thường niên Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2018. Dự Lễ công bố có ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel J.Kritenbink.  Về phía tỉnh Bắc Kạn có đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư; Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh tham dự.

IMG_1535.JPG

images2755677_IMG_1569.JPG

Chỉ số PCI do VCCI và USAID hợp tác xây dựng từ năm 2005 để đánh giá về chất lượng điều hành kinh tế, mức độ thuận lợi, thân thiện của môi trường kinh doanh và nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền các tỉnh, thành phố tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.

Được thực hiện 14 năm liên tiếp, báo cáo PCI năm 2018 được xây dựng dựa trên thông tin phản hồi từ hơn 12.000 doanh nghiệp, trong đó có gần 11.000 doanh nghiệp dân doanh đang hoạt động tại 63 tỉnh, thành phố và trên 1.500 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang hoạt động tại 20 địa phương tại Việt Nam.

Dẫn đầu bảng xếp hạng PCI năm 2018 là Quảng Ninh với 70,36 điểm trên thang điểm 100, đây là năm thứ 2 liên tiếp tỉnh này có được vị trí quán quân trên bảng xếp hạng PCI. Đứng thứ hai trong bảng xếp hạng là Đồng Tháp, một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, năm nay tiếp tục phá vỡ kỷ lục của chính mình, khi đạt 70,19 điểm và xác lập năm thứ 11 liên tiếp nằm trong nhóm 05 tỉnh, thành phố đứng đầu PCI cả nước. Lần lượt đứng ở vị trí thứ 3 và thứ 4 trong bảng xếp hạng PCI là tỉnh Long An (68,09 điểm) và Bến Tre (67,67 điểm), hai tỉnh này đều tăng 01 bậc so với năm 2017. Các tỉnh, thành phố tiếp theo trong nhóm 10 tỉnh, thành phố đứng đầu bao gồm Đà Nẵng, Bình Dương, Quảng Nam, Vĩnh Long, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Top 10 cả nước lần đầu tiên có sự góp mặt của thủ đô Hà Nội, với bước chuyển rõ rệt về chất lượng của bộ phận một cửa.  Năm 2018 là năm Hà Nội đẩy mạnh đối thoại với doanh nghiệp ở cấp huyện, thị, do vậy những vướng mắc, bức xúc của doanh nghiệp đã có kênh giải tỏa khá hiệu quả. Các địa phương nằm trong nhóm xếp hạng cao còn có Cần Thơ, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Tây Ninh, Bắc Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Thái Nguyên, Nghệ An và Bình Định. Nhóm cuối trong PCI 2018 là Đắk Nông, Lai Châu, Bình Phước, Bắc Kạn và Kon Tum. Dù vậy, nhưng hầu hết các tỉnh này đều có sự cải thiện rất đáng kể về điểm số PCI so với năm 2017.

PCI-bang

Giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới là thông tin rộng rãi hơn và hướng dẫn các doanh nghiệp về các quy định pháp luật trong nước cũng như cam kết quốc tế về các cơ chế giải quyết tranh chấp sẵn có. Cần phát triển những hướng dẫn thân thiện, thuận lợi cho các doanh nghiệp về cách thức sử dụng trọng tài thương mại. Việt Nam cần xem xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả là một trụ cột trong chuỗi những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam như cải thiện chất lượng sơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, các hệ thống pháp luật và chất lượng điều hành trong nước.

Nguồn: http://www.baobackan.org.vn




Chia sẻ :

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Bài viết mới

View Counter

005168
Views Today : 48
Views This Month : 4155
Views This Year : 12063
Total views : 72603
Language
Skip to content