Công điện khẩn số 01/CĐ-UBND về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

Ngày 13 tháng 3 năm 2019, UBND tỉnh Bắc Kạn ban hành Công điện khẩn số 01/CĐ-UBND về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

Theo báo cáo của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và PTNT), tính đến ngày 12/3/2019, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại 758 hộ, 321 thôn, 114 xã, 35 huyện của 15 tỉnh, thành phố làmtổng số lợn bị mắc bệnh và tiêu hủy là hơn 14.000 con, trong đó có hai tỉnh giáp ranh với tỉnh Bắc Kạnlà tỉnh Thái Nguyên và Lạng Sơn.

Tại tỉnh Bắc Kạn, đến thời điểm ngày 12/3/2019 đã xuất hiện ổ bệnh DTLCP tại hộ ông Hoàng Văn Đức, thôn Thôm Tà, xã Thuần Mang, huyện Ngân Sơn. Hiện nay các cơ quan chức năng của tỉnh đang phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Ngân Sơn tiến hành khoanh vùng dịch, tiêu hủy lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh, phun thuốc khử trùngtiêu độc và công bố dịch theo quy định.

Trước nguy cơ lây lan của bệnh DTLCP,Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các Sở, ngành liên quan thực hiện nghiêm các nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh Bắc Kạn tại Quyết định số 2124/QĐ-UBND ngày 11/12/2018 về Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và Quyết định số 356/QĐ-UBND ngày 08/3/2019 về Kế hoạch ngăn chặn, khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, tập trung chỉ đạo và khẩn trương tổ chức thực hiện các nội dung sau:

Đối với các địa phương đang có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi: Cần khoanh vùng ổ dịch, xác định vùng bị dịch uy hiếp và vùng đệm; Công bố dịch bệnh DTLCP theo quy định tại Điều 26 Luật Thú y; tiêu hủy ngay đàn lợn mắc bệnh và những đàn lợn khác của các hộ chăn nuôi khi có biểu hiện triệu chứng giống bệnh DTLCP. Thành lập các Chốt kiểm dịch liên ngành tạm thời để tổ chức kiểm soátchặt chẽ 24/24 giờ việc buôn bán, giết mổ, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn ra khỏi địa bàn đang có dịch bệnh, đặc biệt thực hiện nghiêm việc cấm vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn ra, vào vùng dịch theo đúng quy định của Luật Thú y. Triển khai phun thuốc khử trùng tiêu độc tại vùng dịch từ 1-2 lần/ngày, vùng bị dịch uy hiếp 7 ngày/lần sau khi vệ sinh quét dọn sạch sẽ.

Đối với các địa phương chưa có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi cần thành lập các Đội kiểm tra liên ngành, các Chốt kiểm dịch liên ngành tạm thời để tổ chức kiểm soát chặt chẽ 24/24 giờ đối với lợn, sản phẩm lợn ra vào địa bàn, nhất là các địa phương giáp với địa phương (huyện, tỉnh) có bệnh DTLCP. Tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn, sản phẩm lợn ra vào địa bàn; phun thuốc tiêu độc khử trùng theo quy định; nếu phát hiện lợn bệnh, nghi bệnh, chết… thì lấy mẫu xét nghiệm bệnh và xử lý theo quy định. Tăng cường kiểm tra, giám sát và tổ chức lấy mẫu xét nghiệm đối với các loại lợn phát hiện bị bệnh, nghi bị bệnh, lợn chết không rõ nguyên nhân tại các hộ, cơ sở chăn nuôi, điểm, cơ sở giết mổ lợn để gửi đi xét nghiệm. Thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn tại cơ sở giết mổ nhỏ lẻ.

Tại Công điện này, Chủ tịch UBND tỉnh giao trách nhiệm cụ thể cho chính quyền các cấp, các ngành của địa phương tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo kế hoạch của UBND tỉnh và theo quy định.

                                                                            Sở Công Thương

 


Chia sẻ :

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Bài viết mới

View Counter

005166
Views Today : 213
Views This Month : 3876
Views This Year : 11784
Total views : 72324
Language
Skip to content