Kế hoạch phân bố không gian phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thực hiện Chương trình hành động số 17-CTr/TU ngày 02 tháng 8 năm 2018 của Tỉnh ủy Bắc Kạn thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 22 tháng 3 năm 2018 về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn đã xây dựng Kế hoạch phân bố không gian phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với nội dung như sau:

Thứ nhất, về nội dung kế hoạch:

  1. Vùng trung tâm (gồm huyện Chợ Mới, thành phố Bắc Kạn huyện Bạch Thông).
  2. a) Công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản:

– Ưu tiên khai thác các mỏ khoáng sản đá vôi, các mỏ cát sỏi, mỏ đất sét trong vùng để phát triển vật liệu xây dựng thông thường, vật liệu xây không nung và gạch tuynel; khai thác các mỏ khoáng sản khác (vàng, chì, kẽm) trong vùng đảm bảo hiệu quả, tận thu tối đa khoáng sản và bảo vệ môi trường;

 – Tập trung phát triển các dự án công nghiệp chế biến khoáng sản hiện có trong vùng (không ưu tiên thu hút dự án đầu tư mới) cụ thể: Dự án luyện gang tại xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông; dự án luyện kim phi cốc tại Khu công nghiệp Thanh Bình, huyện Chợ Mới.

  1. b) Công nghiệp chế biến nông, lâm sản

– Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm – đồ uống, các sản phẩm sử dụng nguyên liệu nông sản, trong đó tập trung phát triển các nhà máy chế biến nông sản (dong riềng, nghệ, chè, đồ uống);

– Phát triển các dự án chế biến gỗ, lâm sản và dược liệu trong vùng với sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có tiềm năng xuất khẩu như: Viên nén gỗ, ván dán, ván ghép thanh, ván MDF, tinh dầu hồi, tinh dầu quế;

– Thu hút các dự án sản xuất đồ gỗ gia dụng, đồ gỗ mỹ nghệ, các sản phẩm từ tre, trúc, lâm sản ngoài gỗ phục vụ trong nước và xuất khẩu. Một số dự án chế biến nông, lâm sản ưu tiên thu hút đầu tư trong vùng: Dự án sản xuất nguyên liệu dược; các dự án sản xuất ván dán, ván ghép thanh, ván MDF; các dự án sản xuất thực phẩm, rượu quy mô công nghiệp; các dự án sản xuất đũa gỗ, đũa tre phục vụ xuất khẩu; dự án chế biến thịt gia súc, gia cầm quy mô công nghiệp.

  1. c) Công nghiệp dệt may, da giầy

– Phát triển các dự án may công nghiệp, phát triển dệt may truyền thống kết hợp phục vụ du lịch và hướng tới xuất khẩu. Thu hút các dự án dệt may, da giầy theo hướng từ gia công sang phương thức mua nguyên liệu bán sản phẩm hoàn thiện, nâng cao giá trị gia tăng.

– Thu hút các dự án công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, da giầy đầu tư trong vùng, trong đó ưu tiên đầu tư tại huyện Chợ Mới.

  1. d) Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

– Phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trong vùng như  gạch không nung, gạch tuynel, bê tông đúc sẵn, đá ốp lát,… Khuyến khích phát triển các loại sản phẩm, vật liệu mới sử dụng nguyên vật liệu tại các địa phương trong tỉnh để dùng làm vật liệu xây dựng;

– Phát triển sản xuất các sản phẩm cát xây dựng (cát tự nhiên, cát nghiền) phục vụ nhu cầu của các địa phương trong vùng, trong tỉnh và có thể xuất bán ra ngoài tỉnh;

 – Đầu tư các cơ sở sản xuất với quy mô công suất vừa và lớn, công nghệ tiên tiến hiện đại, tiêu tốn ít năng lượng, từng bước loại bỏ các cơ sở sản xuất có công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường. Ưu tiên đầu tư các dự án gạch không nung tại TP. Bắc Kạn; các dự án gạch tuynel tại huyện Bạch Thông; dự án khai thác, chế biến đá ốp lát với công nghệ hiện đại tại huyện Bạch Thông.

  1. e) Công nghiệp hỗ trợ

– Đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn huyện Chợ Mới trong đó tập trung sản xuất các sản phẩm hỗ trợ cho ngành cơ khí, chế tạo, sản xuất thiết bị điện, điện tử;

– Ưu tiên thu hút các dự án công nghiệp hỗ trợ sử dụng công nghệ cao vào hoạt động sản xuất như: Dự án sản xuất máy móc phục vụ nông nghiệp nông thôn, các dự án sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử, các dự án sản xuất chi tiết cơ khí (đai ốc, bu lông, ốc vít, vòng bi, bánh răng, trục bạc,…) có độ chính sác cao và yêu cầu kỹ thuật đặc biệt.

  1. g) Cơ sở hạ tầng phát triển công nghiệp

– Thực hiện hoàn thành hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Thanh Bình giai đoạn II trong giai đoạn từ nay đến năm 2025. Đến năm 2030 rà soát 01-02 vị trí, khu đất phù hợp trong vùng để báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét,bố sung vào quy hoạch phát triển khu công nghiệp;

– Tập trung phát triển hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp theo hình thức xã hội hóa cụ thể: 02 cụm công nghiệp tại TP. Bắc Kạn; 01 cụm công nghiệp tại huyện Chợ Mới; 01 cụm công nghiệp tại huyện Bạch Thông. Sử dụng ngân sách Nhà nước kết hợp nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư hạ tầng kỹ thuật 01 cụm công nghiệp tại xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới;

– Ưu tiên đầu tư các dự án thủy điện tại thành phố Bắc Kạn và huyện Chợ Mới phù hợp với nhu cầu phát triển;

– Thu hút đầu tư dự án sản xuất nước khoáng tại xã Hòa Mục, huyện Chợ Mới và các dự án sản xuất nước tinh khiết phục vụ nhu cầu của các địa phương trong vùng và trong tỉnh;

– Cải tạo, xây dựng mạng lưới tuyến ống phân phối, trạm tăng áp, trang bị mới và thay thế thiết bị điều khiển và kiểm soát hệ thống cấp nước, nâng cao năng lực quản lý vận hành hệ thống cấp nước phục vụ sản xuất công nghiệp và phục vụ dân sinh (đảm bảo 100% hộ dân Thành thị và khoảng 80% hộ dân nông thôn được sử dụng nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt).

  1. Vùng phía Đông (gồm huyện Na Rì)
  2. a) Công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản:

Khai thác các mỏ khoáng sản đá vôi, các mỏ cát sỏi để phát triển vật liệu xây dựng thông thường, vật liệu xây không nung. Khai thác các mỏ khoáng sản khác (vàng) đảm bảo hiệu quả, tận thu tối đa khoáng sản và bảo vệ môi trường.

  1. b) Công nghiệp chế biến nông, lâm sản

– Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông sản, các sản phẩm sử dụng nguyên liệu nông sản, trong đó tập trung phát triển các nhà máy sản xuất miến dong và đồ uống;

– Phát triển các dự án sơ chế gỗ, lâm sản, dược liệu hiện có để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến sâu trong tỉnh.

  1. c) Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

– Phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như gạch không nung, cát xây dựng (cát tự nhiên, cát nghiền) phục vụ nhu cầu của địa phương và có thể xuất bán ra ngoài tỉnh.

  1. d) Cơ sở hạ tầng phát triển công nghiệp

– Tập trung phát triển hạ tầng kỹ thuật tối thiểu 01 cụm công nghiệp theo hình thức xã hội hóa;

– Ưu tiên đầu tư các dự án thủy điện phù hợp với nhu cầu phát triển;

– Cải tạo, xây dựng mạng lưới tuyến ống phân phối, trạm tăng áp, trang bị mới để cung cấp nước phục vụ sản xuất công nghiệp và dân sinh.

  1. Vùng phía Tây (gồm huyện Chợ Đồn)
  2. a) Công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản:

– Khai thác các mỏ khoáng sản đá vôi, các mỏ cát sỏi để phát triển vật liệu xây dựng thông thường, vật liệu xây không nung. Khai thác các mỏ khoáng sản chì kẽm, sắt đảm bảo hiệu quả, tận thu tối đa khoáng sản, bảo vệ môi trường;

– Ưu tiên tập trung phát triển các dự án công nghiệp chế biến khoáng sản sử dụng nguyên liệu khai thác tại địa phương hoặc trên địa bàn tỉnh cụ thể: Dự án luyện chì kim loại; dự án điện phân chì kẽm; dự án sản xuất Feromangan & silicomangan.

  1. b) Công nghiệp chế biến nông, lâm sản

– Phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm – đồ uống, các sản phẩm sử dụng nguyên liệu nông sản, trong đó tập trung phát triển các nhà máy sản xuất dược liệu (tinh dầu hồi), nhà máy sản xuất rượu và nhà máy chế biến chè shan tuyết;

– Thu hút các dự án sản xuất đồ gỗ gia dụng, đồ gỗ mỹ nghệ, các sản phẩm từ tre, trúc, lâm sản ngoài gỗ phục vụ trong nước và xuất khẩu. Một số dự án chế biến nông, lâm sản ưu tiên thu hút đầu tư trong vùng: Dự án sản xuất đũa gỗ, đũa tre xuất khẩu; các dự án sản xuất thực phẩm, rượu quy mô công nghiệp; các dự án sản xuất đũa gỗ, đũa tre phục vụ xuất khâu; dự án chế biến thịt gia súc, gia cầm quy mô công nghiệp.

  1. c) Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

– Phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như gạch không nung, đá ốp lát,… Khuyến khích phát triển các loại sản phẩm, vật liệu mới sử dụng nguyên vật liệu tại địa phương để dùng làm vật liệu xây dựng;

– Phát triển sản xuất các sản phẩm cát xây dựng (cát tự nhiên, cát nghiền) phục vụ nhu cầu của các địa phương trong vùng, trong tỉnh và có thể xuất bán ra ngoài tỉnh.

  1. d) Cơ sở hạ tầng phát triển công nghiệp

– Tập trung phát triển hạ tầng kỹ thuật tổi thiểu 01 cụm công nghiệp theo hình thức xã hội hóa;

– Cải tạo, xây dựng mạng lưới tuyến ống phân phối, hệ thống cung cấp nước phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp và phục vụ dân sinh.

  1. Vùng phía Tây Bắc và Bắc (gồm các huyện Ba Bể, Pác Nặm và huyện Ngân Sơn)
  2. a) Công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản:

– Ưu tiên khai thác các mỏ khoáng sản đá vôi, các mỏ cát sỏi trong vùng để phát triển vật liệu xây dựng thông thường, vật liệu xây không nung và gạch tuynel. Khai thác các mỏ khoáng sản khác (vàng, chì kẽm, sắt) trong vùng đảm bảo hiệu quả, tận thu tối đa khoáng sản và bảo vệ môi trường;

 – Tập trung phát triển các dự án công nghiệp chế biến khoáng sản hiện có trong vùng (không ưu tiên thu hút dự án đầu tư mới) như các dự án luyện chì kim loại tại huyện Ngân Sơn.

  1. b) Công nghiệp chế biến nông, lâm sản

– Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm – đồ uống, các sản phẩm sử dụng nguyên liệu nông sản, trong đó tập trung phát triển các nhà máy chế biến nông sản (dong riềng, chè, đồ uống);

– Phát triển các dự án sơ chế gỗ, lâm sản và dược liệu hiện có trong vùng để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến sâu trên địa bàn tỉnh;

– Thu hút các dự án sản xuất đồ gỗ gia dụng, đồ gỗ mỹ nghệ, các sản phẩm từ tre, trúc, lâm sản ngoài gỗ phục vụ trong nước và xuất khẩu.

  1. c) Công nghiệp dệt may

– Phát triển dệt may truyền thống kết hợp phục vụ du lịch nhằm tận dụng tối đa lợi thế khu du lịch hồ Ba Bể.

  1. d) Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

– Phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trong vùng như  gạch không nung, đá ốp lát,… Phát triển sản xuất các sản phẩm cát xây dựng (cát tự nhiên, cát nghiền) phục vụ nhu cầu của các địa phương trong vùng, trong tỉnh và có thể xuất bán ra ngoài tỉnh;

 – Đầu tư các cơ sở sản xuất với quy mô công suất vừa và lớn, công nghệ tiên tiến hiện đại, tiêu tốn ít năng lượng, từng bước loại bỏ các cơ sở sản xuất có công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường.

  1. e) Công nghiệp hỗ trợ

– Đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành du lịch và ưu tiên đầu tư tại huyện Ba Bể;

– Ưu tiên thu hút các dự án công nghiệp hỗ trợ sử dụng công nghệ cao vào hoạt động sản xuất các dự án sản xuất máy móc phục vụ nông nghiệp nông thôn.

  1. g) Cơ sở hạ tầng phát triển công nghiệp

– Tập trung phát triển hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp theo hình thức xã hội hóa cụ thể: 01 cụm công nghiệp tại huyện Ba Bể; 01 cụm công nghiệp tại huyện Ngân Sơn; 01 cụm công nghiệp tại huyện Pác Nặm;

– Ưu tiên đầu tư các dự án thủy điện tại huyện Ba Bể, huyện Pác Nặm phù hợp với nhu cầu phát triển;

– Cải tạo, xây dựng mạng lưới tuyến ống phân phối, hệ thống cung cấp nước phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp và phục vụ dân sinh.

Thứ hai, về giải pháp thực hiện

  1. Giải pháp về vốn

– Đẩy mạnh việc huy động tối đa nội lực từ nền kinh tế, đa dạng hoá các hình thức huy động, các hình thức tạo vốn, chú trọng thu hút vốn từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước, tăng cường xã hội hoá xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu, cụm công nghiệp;

– Tích cực thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tranh thủ vốn đầu tư của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, các thành phố lớn, vốn ngân sách trung ương và của tỉnh;

– Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, đồng thời sử dụng các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương và của tỉnh để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhất là thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến nông, lâm sản và dược liệu đầu tư hoặc mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh.

  1. Giải pháp về nguồn nhân lực

– Đổi mới nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề nhằm đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Tập trung đầu tư xây dựng phát triển các cơ sở dạy nghề đảm bảo khả năng đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật có chất lượng. Thực hiện liên kết với các trường, trung tâm, cơ sở dạy nghề trong nước để đào tạo công nhân, lao động có tay nghề cao hoạt động trong các ngành công nghiệp công nghệ cao, điện tử;

– Thực hiện mục tiêu đào tạo nghề với giải quyết việc làm và đào tạo có địa chỉ gắn với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài khu, cụm công nghiệp. Tập trung đào tạo các ngành nghề mà xã hội đang có nhu cầu như: Sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản…

– Đa dạng hóa các hình thức đào tạo.

  1. Giải pháp về cơ sở hạ tầng

– Hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Thanh Bình giai đoạn II, xem xét báo cáo Thủ tướng Chính phủ bổ sung thêm 01-02 vị trí trên địa bàn tỉnh vào quy hoạch phát triển khu công nghiệp. Phát triển 01 khu công nghiệp chuyên sâu, công nghệ cao để thu hút đầu tư theo hướng ưu tiên các dự án sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, các dự án sản xuất thân thiện môi trường, tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, sản phẩm xuất khẩu;

 – Thu hút đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho các cụm công nghiệp đã được quy hoạch chi tiết để đáp ứng nhu cầu các dự án đầu tư theo các ngành nghề phù hợp và đảm bảo các vấn đề như kết nối giao thông, hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, hệ thống cấp điện;

– Tận dụng tối đa các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và của tỉnh để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp nhằm mục tiêu đến năm 2030 tối thiểu mỗi địa phương có 01 cụm công nghiệp đi vào hoạt động.

  1. Giải pháp về hợp tác, liên kết vùng

– Phối hợp chặt chẽ, tận dụng tối đa lợi thế về liên kết giữa các địa phương trong vùng và giữa các vùng trong tỉnh để đẩy nhanh sự phát triển công nghiệp làm động lực thúc đẩy sự phát triển chung của vùng và cả tỉnh. Hợp tác phát triển công nghiệp giữa các vùng trong tỉnh và của tỉnh với các địa phương khác trong khu vực theo hướng liên doanh, liên kết cùng triển khai dự án phát triển các mặt hàng công nghiệp đáp ứng nhu cầu thay thế nhập khẩu hoặc hướng về xuất khẩu (kể cả gia công, lắp ráp sản phẩm công nghiệp);

– Thực hiện chương trình hợp tác với các địa phương trong vùng, trong tỉnh nhằm phát huy lợi thế, khai thác các tiềm năng của từng địa phương, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế – xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế;

– Tăng cường mối quan hệ hợp tác đầu tư, tăng cường liên doanh liên kết với các trung tâm lớn như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,… để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp kết hợp du các tuyến, các chương trình du lịch.

  1. Giải pháp về khoa học kỹ thuật

– Khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, ứng dụng các thành tựu khoa học, sử dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, công nghệ thân thiện môi trường vào sản xuất; thúc đẩy hình thành và phát triển các doanh nghiệp khoa học và công nghệ, thị trường công nghệ; gắn nghiên cứu khoa học và công nghệ với nhu cầu đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật của các doanh nghiệp; tăng cường ứng dụng và chuyển giao công nghệ kỹ thuật vào sản xuất;

– Tăng cường công tác thông tin khoa học và công nghệ, phát huy vai trò của các tổ chức trung gian giao dịch công nghệ trong việc tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm;

– Thực hiện hình thức chuyển giao công nghệ bằng các hợp đồng đặt hàng, công trình khoa học kỹ thuật và công nghệ; đấu thầu nghiên cứu, các dịch vụ tư vấn khoa học và công nghệ với các doanh nghiệp, các nhà sản xuất. Áp dụng các hình thức biểu dương, khen thưởng, trích tỷ lệ lợi nhuận cho các nhà khoa học có công trình nghiên cứu ứng dụng có hiệu quả vào sản xuất và phục vụ đời sống./.

                                                                   Phương Thảo (Sở Công Thương)




Chia sẻ :

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Bài viết mới

View Counter

005159
Views Today : 183
Views This Month : 2699
Views This Year : 10607
Total views : 71147
Language
Skip to content