Kết quả hoạt động Công nghiệp -Thương mại khu vực phía Bắc năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018

Khu vực phía Bắc nước ta gồm 28 tỉnh, thành phố có vị trí địa lý hết sức quan trọng, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật của cả nước, địa hình đa dang, tài nguyên thiên nhiên phong phú. Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy phát triển khá đồng bộ và tiếp tục được đầu tư, nâng cấp phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế. Phía Bắc giáp với Trung Quốc, phái Tây giáp Lào, phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ. Tổng diện tích tự nhiên của khu vực là 150.069,4 km2, chiếm 45,25% diện tích tự nhiên của cả nước; Dân số gồm 41,01 triệu người, chiếm 44,25% dân số cả nước, mật độ dân số trung bình 273 người/km2. Được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Bộ Công Thương, thành ủy, tỉnh ủy, HĐND,UBND 28 tỉnh, thành phố; sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành và sự nỗ lực cố gắng của các đơn vị, doanh nghiệp nên hoạt động Công nghiệp, Thương mại khu vực phía Bắc năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018 đã đạt được những kết quả đáng kể sau đây:

  1. Kết quả hoạt động năm 2017:

– Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2017 (giá so sánh năm 2010) toàn khu vực đạt 3.397,5 nghìn tỷ đồng, tăng 20,3% so với năm 2016. Trong đó: Công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 3.216 nghìn tỷ đồng, (chiếm tỷ trọng 94,66%), tăng 21,1%; Sản xuất và phôn phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 93,977 nghìn tỷ đồng, (chiếm tỷ trọng 2,77%), tăng 11,4%; Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải đạt 12,29 nghìn tỷ đồng, (chiếm tỷ trọng 0,36%),  tăng 9,7% so với năm 2016; Công nghiệp khai khoáng đạt 75,172 nghìn tỷ đồng, (chiếm tỷ trọng 2,21%),  tăng 3,3%.

Sản phẩm chủ yếu năm 2017: Quặng 6.850 nghìn tấn, tăng 47,2% so với năm trước; sắt thép, gang 10.395 nghìn tấn, tăng 38,92%; thiết bị điện tử 1.559,7 triệu sản phẩm, 31,4%; quần áo các loại 60.268 triệu sản phẩm, tăng 16%; điện sản xuất 888.482 triệu Kwh, tăng 15%; than sạch 99.484 nghìn tấn, tăng 10%. Bên cạnh đó, một số sản phẩm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, thị trường tiêu thụ khó khăn hoặc các doanh nghiệp đang thực hiện tái cơ cấu nền sản xuất lượng các sản phẩm tăng trưởng thấp, giảm so với năm trước như: Đường tinh luyện 209 nghìn tấn, giảm 8,5%; xi măng 20.018 nghìn tấn, giảm 8,1%; sữa các loại 277 triệu lít, giảm 1,7%; bia các loại 494 triệu lít, giảm 1,2%.

– Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2017 của khu vực phía Bắc đạt 1.436,6 nghìn tỷ đồng, tăng 13,2% so với năm 2016. Trong đó các địa phương chiếm tỷ trọng cao là Hà Nội 39%, Hải Phòng 7,25%, Quảng Ninh 5,15%,Thanh hóa 5,7%, Nghệ An 4,82%/ toàn khu vực.

+ Tổng kim ngạch xuất khẩu của 28 tỉnh, thành phố năm 2017 đạt 105,2 tỷ USD, tăng 23,6% so với năm 2016, chiếm 49,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

+ Tổng kim ngạch nhâp khẩu năm 2017 đạt 112,9 tỷ ÚD tăng 27,7% so với năm 2016, chiếm 53,48% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

  1. Kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2018.

2.1. Giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2018 của khu vực ước đạt 1.772,4 nghìn tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2017, đạt 47,93% so với kế hoạch, Trong đó: Công nghiệp chế biến, chế tạo 1.673,75 nghìn tỷ đồng, tăng 18,3% so với cùng kỳ; Sản xuất và phôn phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí 52,89 nghìn tỷ đồng, tăng 21,8% so với cùng kỳ; Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 6,38 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ; Công nghiệp khai khoáng 39,41 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6% so với cùng kỳ 2017.

Sản phẩm chủ yếu 6 tháng đầu năm 2018: sắt thép, gang ước đạt 6,6 triệu tấn, tăng 36,8% so với cùng kỳ 2017; Đường tinh luyện 210 nghìn tấn, tăng 26,2%; quần áo may mặc các loại 34,308 triệu sản phẩm, tăng 20,6%; điện sản xuất 45.821 triệu Kwh, tăng 11,5%; thiết bị điện tử 760,59 triệu sản phẩm, tăng 10,9%; than sạch 53,21 triệu tấn, tăng 10,4%; xi măng ước đạt 11,35 triệu tấn, tăng 6,5%. Tuy nhiên vẫn còn một số sản phẩm công nghiệp có mức tăng trưởng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ 2017 như: Quặng, phân bón, bia các loại.

2.2. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2018 của khu vực ước đạt 709,9 nghìn tỷ đồng, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó: 5/28 tỉnh, thàng phố có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng trên 15% so với cùng kỳ đó là Điện Biên 22,4%, Hòa Bình 20,1%, Quảng Ninh 18,6%, Lai Châu 18,6%, Hà Nam 15,2%. Các địa phương chiếm tỷ trọng cao là Hà Nội 33,28%, Hải Phòng 8,3%, Thanh hóa 6,47%,  Quảng Ninh 6%, Nghệ An 5,32%/ toàn khu vực.

+ Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu 2018 ước đạt 58,9 tỷ USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ 2017, chiếm 51% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

+ Tổng kim ngạch nhâp khẩu 6 tháng đầu 2018 ước đạt 56,89 tỷ USD tăng 11,7% so với cùng kỳ 2017, chiếm 51,06% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

  1. Mục tiêu phấn đấu 6 tháng cuối năm 2018:

Để đạt tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành Công Thương góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế – xã hội của các tỉnh, thành trong khu vực, Sở Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc phấn đấu 6 tháng cuối năm 2018 thực hiện hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu cụ thể:

3.1. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) phấn đấu đạt 2.103 nghìn tỷ đồng, để cả năm 2018 đạt 3.876 nghìn tỷ đồng, tăng 14,1% so với năm 2017;

3.2. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phấn đấu 881 nghìn tỷ đồng, để cả năm 2018 đạt 1.591 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% so với năm 2017;

+. Kim ngạch xuất khẩu phấn đấu đạt 60 tỷ USD, để cả năm 2018 đạt 119 tỷ USD, tăng 12,9% so với năm 2017;

+. Kim ngạch nhập khẩu đạt phấn đấu đạt 61 tỷ USD, để cả năm 2018 đạt 117 tỷ USD, tăng 4,2% so với năm 2017.

  1. Một số nhiệm vụ giải pháp chủ yếu

Để hoàn thành các mục tiêu kế hoạch năm 2018, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu chung của toàn ngành, làm tiền đề triển khai kế hoạch phát triển trong giai đoạn tới. Tại Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố phía Bắc năm 2018 Bộ Công Thương đã chỉ đạo các địa phương quan tâm triển khai, thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu như sau:

4.1. Triển khai nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của chính phủ về việc hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh; tập trung thực hiện các giải pháp nhằm phát triển công nghiệp, thương mại của địa phương, xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án năm 2018 tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển.

4.2. Chú trọng công tác tham mưu xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển công nghiệp, thương mại; tháo gỡ khó khăn tại các khu, cụm công nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động nông thôn; tiếp tục đẩy mạnh kêu gọi đầu tư công nghiệp theo chiều sâu, các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học công nghệ; tăng cường thu hút xã hội hóa đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại dịch vụ trên địa bàn.

4.3. Đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu; tiếp tục công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức đào tạo về lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại để góp phần thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và tăng sức mua trên thị trường; tăng cường xúc tiến thương mại thị trường nội địa; đổi mới công tác xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu; củng cố thị trường truyền thống; khai thác thị trường xuất khẩu mới hướng tới các thị trường là đối tác của FTA.

4.4. Đẩy mạnh hoạt động liên kết vùng giữa ngành Công Thương các tỉnh, thành phố, trong đó tập trung liên kết cung ứng hàng hóa, góp phần cân đối cung – cầu trong khu vực; xây dựng các chương trình kết nối giữa nhà sản xuất, kinh doanh với nhà phân phối, đại lý và người tiêu dùng trong khu vực. Chú trọng hợp tác về đầu tư, liên kết sản xuất, vùng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm giữa các doanh nghiệp trong khu vực.

4.5. Tiếp tục triển khai các đề án khuyến công; phát huy tối đa nguồn lực, lồng ghép các chương trình nguồn vốn để đầu tư phát triển lưới điện nông thôn; tổ chức vận hành an toàn cung cấp điện ổn định; Đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính; hỗ trợ và xây dựng các mối quan hệ liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trong khu vực, tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia vào sản xuất, cung ứng sản phẩm trong chuỗi sản phẩm toàn cầu.

Hoàng Yến. (Sở Công Thương)




Chia sẻ :

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Bài viết mới

View Counter

005166
Views Today : 116
Views This Month : 3779
Views This Year : 11687
Total views : 72227
Language
Skip to content