Kết quả kiểm tra công tác chăn nuôi; phòng, chống dịch bệnh, đói, rét cho đàn vật nuôi và chính sách hỗ trợ tiêu hủy lợn do bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2019

Thứ nhất, về kết quả thực hiện công tác phát triển trăn nuôi:

 * Về chăn nuôi

Các địa phương đã ban hành kế hoạch phát triển chăn nuôi thay thế đàn lợn và tổ chức thực hiện cơ bản đạt chỉ tiêu kế hoạch. Qua kiểm tra, tổng đàn vật nuôi nhìn chung giảm so với cùng kỳ năm năm 2018 (ngoại trừ đàn gia cầm tăng 18,5% so với kế hoạch) trong đó đàn lợn giảm mạnh do trên địa bàn xảy ra dịch bệnh DTLCP, tổng đàn vật nuôi, cụ thể như sau:

+ Đàn đại gia súc trâu, bò, ngựa  66.692/84.400 con, đạt 79% KH (trong đó: trâu 44.269 con, bò 20.066 con, ngựa 2.657con);

+ Đàn lợn 118.624/193.800 con, đạt 61.2% KH;

+ Đàn dê 18.835/35.400 con, đạt 53.2 % kế hoạch;

+ Đàn gia cầm 2.085.559/1.760.000 con, đạt 118.5% KH.

* Công tác phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi

 Đoàn công tác đã tiến hành kiểm tra trực tiếp tại hộ chăn nuôi thuộc các xã, phường của 08 huyện, thành phố. Đoàn đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của các địa phương trong việc chủ động tổ chức triển khai xây dựng kế hoạch, phương án phòng, chống đói, rét, đồng thời tuyên truyền để các hộ chăn nuôi chủ động trong việc thực hiện các biện pháp phòng, cụ thể:

– Công tác chỉ đạo: Các địa phương được kiểm tra đã có sự chủ động trong việc phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi thông qua việc ban hành các văn bản chỉ đạo từ rất sớm (Tháng 9, tháng 10). Ban chỉ đạo phòng chống rét cho cây trồng và vật nuôi được kiện toàn và phân công nhiệm vụ, địa bàn cho thành viên phụ trách.

– Công tác che chắn chuồng trại, dự trữ thức ăn: Qua kiểm tra thực tế cho thấy, phần lớn các hộ dân đã có ý thức trong việc bảo vệ đàn vật nuôi như: Che chắn chuồng nuôi tránh gió lùa giữ ấm cho vật nuôi, vệ sinh chuồng trại, chủ động tích trữ rơm, rạ, trồng cỏ để làm thức ăn cho trâu, bò trong những ngày giá rét.

– Tình hình gia súc chết rét: Ngoại trừ 55 con gia súc bị chết rét đầu năm 2019, đến thời điểm kiểm tra không có gia súc bị chết rét thêm.

Thứ hai, về kết quả thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh

* Công tác phòng, chống dịch

– Bệnh Dịch tả lợn Châu phi

Tính đến ngày 30/12/2019 bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đang xảy ra tại 4.283 hộ, 705 thôn, 116  xã, phường, thị trấn của 8 huyện, thành phố làm tổng số lợn ốm, chết, tiêu hủy là 27.310 con, tương đương 1.204 tấn thịt lợn hơi bị tiêu hủy. Thời gian vừa qua, có nhiều xã đã thực hiện hiện tốt công tác chống dịch, trong đó, có 60 xã, phường, thị trấn công bố hết bệnh DTLCP và 32 xã, phường, đã qua 30 ngày không phát sinh thêm ổ dịch mới.

Đến thời điểm kiểm tra, UBND tỉnh đã phân bổ 04 đợt kinh phí hỗ trợ cho các địa phương để chi trả cho các hộ dân có lợn bị tiêu hủy do bệnh DTLCP (thời điểm từ ngày 01/5/2019 đến ngày 30/11/2019) với số tiền là 41.137.940.000 đồng (Bốn mươi mốt tỷ một trăm ba mươi bảy triệu chín trăm bốn mươi nghìn đồng). Đến thời điểm hiện tại, kinh phí cấp đợt 1, 2 và 3 các địa phương đã giải ngân xong. Kết quả đã giải ngân được 39.922.050.000 đồng /41.137.940.000 đồng, bằng 97% số kinh phí được cấp, số kinh phí mới được cấp đợt 4 các địa phương đang thực hiện các bước giải ngân theo quy định.

Qua kiểm tra trực tiếp một số hộ dân có lợn bị tiêu hủy do bệnh DTLCP được nhận hỗ trợ tại các thôn, bản, các hộ đều xác nhận đã nhận đúng, đủ số tiền theo danh sách hỗ trợ và cấp phát của xã, không có thắc mắc, kiến nghị gì về việc thanh toán chi trả.Theo báo cáo của các đoàn kiểm tra tại các địa phương, tại thời điểm kiểm tra, chưa phát hiện trường hợp nào có biểu hiện lợi dụng, trục lợi chính sách của Nhà nước đối với việc hỗ trợ tiêu hủy do bệnh DTLCP;

– Bệnh Cúm gia cầm H5N6, Lở mồm long móng

Tại thời điểm kiểm tra xảy ra 01 ổ dịch Cúm gia cầm H5N6 tại 01 hộ gia đình tại Thị trấn Phủ Thông, đã tiến hành tiêu hủy 242 con gia cầm; xảy ra 03 ổ dịch Lở mồm long móng tại 03 huyện: Chợ Đồn, Chợ Mới, Ngân Sơn làm tổng số 173 con trâu mắc bệnh. Cơ quan chuyên môn đã tham mưu thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch và công bố dịch bệnh theo quy định.

* Công tác tiêm phòng cho đàn vật nuôi năm 2019

Công tác tiêm phòng được cơ quan chuyên môn chuẩn bị đủ vắc xin tiêm phòng và kịp thời cung ứng; các địa phương đã tập trung chỉ đạo sâu sát đến cơ sở, xây dựng kế hoạch, lịch tiêm phòng cụ thể đến từng thôn, bản, tổ, phố và tổ chức thực hiện, kết quả cụ thể như sau:

– Đối với trâu, bò: Tiêm phòng vắc xin LMLM được 72.779 liều/104.400 liều, đạt 70% KH; vắc xin Tụ huyết trùng  được 76.709 liều/104.400 liều, đạt 73% KH;

– Đối với lợn: Tiêm phòng vắc xin dịch tả lợn được 53.499 liều/93.400 liều, đạt 57% KH; vắc xin Tụ huyết trùng lợn được 54.026 liều/93.400 liều, đạt 58% KH;

– Tiêm phòng dại chó, mèo: Tiêm được 37.584 liều/38.900 liều, đạt 97% KH;

* Công tác khử trùng tiêu độc

Triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật và đặc biệt là bệnh DTLCP, các địa phương tổ chức quyết liệt công tác phun thuốc khử trùng tiêu độc chuồng trại, khu vực chăn nuôi, đường làng, ngõ xóm và khu vực tiêu hủy gia súc, đã sử dụng khoảng 17.544 lít hóa chất sát trùng.

Bên cạnh những mặt tích cực tại các địa phương vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau

– Trong công tác phòng chống đói rét: (1) việc che chắn chuồng trại còn tạm bợ, (2) dự trữ thức ăn số lượng còn ít so với nhu cầu của gia súc, (3) vệ sinh chuồng trại chưa được thường xuyên, tình trạng chất thải vật nuôi tràn ra ngoài khu nuôi, nhốt còn phổ biến, (4) công tác kiểm tra của Ban chỉ đạo địa phương chưa được thường xuyên.

– Trong công phòng, chống dịch bệnh: Tỷ lệ tiêm phòng đạt thấp không đủ bảo hộ trên quần thể do một số nguyên nhân: Số lượng vật nuôi tiêm phòng biến động giảm nhiều so với thời điểm xây dựng kế hoạch tiêm phòng làm cho số gia súc trong diện tiêm phòng cũng giảm theo; ý thức chấp hành của một số hộ dân chưa tốt, không muốn tiêm phòng viện nhiều lý do chốn tránh (sợ trâu, bò gầy yếu, không có tiền chi trả, gia súc thả rông, vật nuôi đã đến thời điểm xuất bán,…); Một số xã, phường thiếu cán bộ thú y viên do phụ cấp thấp không thu hút được người tham gia, không có người có chuyên môn; mặt khác do thực hiện đề án sát nhập theo Nghị quyết của HĐND tỉnh, một số chức danh phải kiêm nhiệm công tác thú y nhưng chưa có bằng cấp chuyên môn,…Việc cập nhật thông tin, giám sát dịch bệnh, báo cáo về tổng đàn, dịch bệnh trên đàn vật nuôi tại một số địa phương còn chậm, chưa thật chính xác và kịp thời, gây khó khăn cho cơ quan chuyên môn trong việc xây dựng kế hoạch thực hiện, chuẩn bị vật tư phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh chưa sát được với thực tế.

Trong thời gian tới cần tập trung triển khai các nội dung sau:

-Tập trung chỉ đạo thực hiện công tác chăn nuôi theo Phương án phát triển chăn nuôi đảm bảo ổn định nguồn thực phẩm phục vụ nhu cầu của nhân dân;

– Đề nghị UBND huyện, thành phố kiểm tra các văn bản hướng dẫn các xã trong công tác phòng chống, giải ngân hỗ trợ tiêu hủy, bổ xung cập nhật các văn bản còn thiếu cho các xã, phường để có đủ hướng dẫn thực hiện;

– Chỉ đạo thực hiện tốt các biện pháp chăn nuôi An toàn sinh học khi tái đàn;

– Chủ động giải ngân nguồn kinh phí hỗ cho các đối tượng thụ hưởng trong phòng, chống bệnh DTLCP đảm bảo theo năm ngân sách; có kế hoạch kiểm tra việc chỉ trả, hồ sơ thanh toán kinh phí hỗ trợ đảm bảo theo đúng hướng dẫn số 04/HD-STC ngày 09/8/2019 của Sở Tài chính Bắc Kạn;

– Tăng cường công tác kiểm tra, vận động nhân dân chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng chống đói, rét cho vật nuôi; thường xuyên theo dõi, cập nhật diễn biến thời tiết, thông báo để người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống; xác minh đầy đủ số vật nuôi bị thiệt hại để làm cơ sở hỗ trợ khôi phục sản xuất theo quy định; duy trì thông tin, cập nhật số liệu gia súc chết rét về cơ quan thương trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh Bắc Kạn (Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bắc Kạn) để tổng hợp báo cáo theo quy định.

– Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, theo dõi, giám sát dịch bệnh kịp thời, nhất là đối với là bệnh DTLCP, thực hiện tốt công tác phun khử trùng tiêu độc chuồng trại, môi trường, trung tâm chợ buôn bán gia súc…nhằm hạn chế mầm bệnh không để dịch phát sinh, lây lan.

– Tiếp tục tuyên truyền về tác dụng của tiêm phòng đối với vật nuôi, vận động đội ngũ thú y viên tham gia các lớp đào tạo tập huấn về chuyên môn để nâng cao tay nghề, đáp ứng công việc được giao.

Số liệu được lấy từ Báo cáo của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh Bắc Kạn.

                                                  Phương Thảo (Sở Công Thương)




Chia sẻ :

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Bài viết mới

View Counter

005159
Views Today : 109
Views This Month : 2625
Views This Year : 10533
Total views : 71073
Language
Skip to content