Triển khai Dự án An toàn thực phẩm thuộc Chương trình mục tiêu Y tế – Dân số trên địa bàn tỉnh năm 2018

Trên địa bàn tỉnh hiện nay có trên 6.232 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, bao gồm: Cơ sở sản xuất, chế biến là 1.854; cơ sở kinh doanh là 2.740; cơ sở dịch vụ ăn uống là 1.638; trong đó theo thống kê của các Đội Quản lý thị trường địa bàn, hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có 1.432 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương; trong đó: Sản xuất: 144 cơ sở; kinh doanh: 1.288 cơ sở. Nhìn chung công tác quản lý nhà nước theo phân cấp quản lý được tăng cường, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chấp hành tốt các quy định của pháp luật.

Kiểm tra, kiểm soát thị trường lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Kạn (Chi cục), trong đó: Ngoài công tác phối hợp và thực hiện kế hoạch kiểm tra thường xuyên, trong năm 2018 Chi cục tập trung thực hiện kế hoạch kiểm tra chuyên đề Dự án An toàn thực phẩm thuộc Chương trình mục tiêu Y tế – Dân số theo Quyết định số 4870/QĐ-BCT ngày 29/12/2017, Quyết định số 1789/QĐ-BCT ngày 23 tháng 5 năm 2018 của Bộ Công Thương. Dự án được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn 1: từ 20 tháng 4 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2018; giai đoạn 2: từ 01 tháng 10 đến hết 30 tháng 11 năm 2018, hiện nay đang triển khai thực hiện.

Theo đó, từ thời điểm tháng 4 đến nay, công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường về an toàn thực phẩm được triển khai đồng bộ trên tất cả các xã, phường, thị trấn và thành phố trên địa bàn tỉnh; mặt hàng kiểm tra gồm: Rượu, bia, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột và các mặt hàng thực phẩm khác; nội dung kiểm tra gồm: Thủ tục hành chính; hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng hàng hóa; việc duy trì các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình hoạt động; việc thực hiện nhãn thực phẩm; KIT kiểm tra thực phẩm và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Qua kiểm tra, các hành vi vi phạm chủ yếu xảy ra: Không thực hiện khám sức khỏe định kỳ; không có Giấy xác nhận tập huấn kiến thức ATTP; không thực hiện cập nhật kiến thức ATTP.

Đoàn kiểm tra đội Cơ động QLTT kiểm tra nhanh methanol trong rượu trắng tại Chợ Bằng Thành, huyện Pác Nặm
Đoàn kiểm tra đội Cơ động QLTT kiểm tra nhanh methanol trong rượu trắng tại Chợ Bằng Thành, huyện Pác Nặm

Qua kiểm tra: 526 cơ sở; đơn vị đã xử lý: 89 vụ với 107 hành vi vi phạm. Tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước: 177.775.000đồng (Một trăm bảy mươi bảy triệu, bảy trăm bảy mươi năm nghìn đồng),  trong đó: Phạt vi phạm hành chính: 177.325.000 đồng; phạt nộp chậm: 450.000đồng. Trị giá hàng tiêu hủy: 8.953.000đồng. Kết quả lấy mẫu kiểm nghiệm thực phẩm gồm 06 mẫu, (gồm: Tinh bột nghệ: 02 mẫu; Nước đóng chai tinh khiết: 01 mẫu; Rượu trắng men lá: 02 mẫu; Miến dong: 01 mẫu) cho thấy có 02 cơ sở có dấu hiệu vi phạm, các đội Quản lý thị trường đang trong quá trình tiếp tục kiểm tra, xử lý theo quy định.

Đoàn kiểm tra Chi cục QLTT kiểm tra nhanh FOCMON trong thịt lợn tươi tại Chợ Nghĩa Tá, huyện Chợ Đồn
Đoàn kiểm tra Chi cục QLTT kiểm tra nhanh FOCMON trong thịt lợn tươi tại Chợ Nghĩa Tá, huyện Chợ Đồn

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo an toàn sức khỏe và tính mạng con người. Vệ sinh an toàn thực phẩm bao hàm việc thỏa mãn nhu cầu thiết yếu về ăn uống sạch và an toàn cho sức khỏe của mỗi con người trong cuộc sống hàng ngày. Hiện nay, vệ sinh an toàn thực phẩm trong cả nước đang gây ra nhiều lo lắng cho người dân. Thực chất, nhiều vấn đề như tình trạng sử dụng những hoá chất cấm  dùng trong nuôi trồng, chế biến nông, thủy sản, thực phẩm; Việc sản xuất  một số sản phẩm kém chất lượng hoặc do quy trình chế biến hoặc do nhiễm độc từ  môi trường, đang gây ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và tiêu dùng. Các vụ ngộ độc thực phẩm do một số bếp ăn tập thể cung cấp, nhiều thông tin liên tục về tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm ở một vài nước trên thế giới, càng làm bùng lên sự lo âu của người tiêu dùng. Gần đây một số vấn đề liên quan đến quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, sự khác biệt giữa các kết quả phân tích kiểm tra chất lượng sản phẩm vừa gây không ít khó khăn cho người sản xuất vừa tạo thêm lo lắng cho người tiêu dùng trong khi nước ta đang cố gắng tạo những ưu thế về nhiều mặt để có nhiều lợi thế nhất với cương vị là một thành viên bình đẳng của WTO. Trong tỉnh, trên cơ sở các Cơ chế chính sách khuyến khích phát triển thương mại dịch vụ, sản xuất công nghiệp nhằm thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh của tỉnh phát triển, các hoạt động xúc tiến thương mại được tăng cường với nhiều hình thức nhằm thúc đẩy đầu ra cho sản phẩm của tỉnh.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường về đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh, trong thời gian tới Chi cục tiếp tục: (1). Bám sát chỉ đạo của Cục Quản lý thị trường, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các đội Quản lý thị trường duy trì công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm phát hiện hàng giả, hàng kém chất lượng, các mặt hàng có nguy cơ mất vệ sinh ATTP, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm; ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật; (2). Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 24/KH-QLTT ngày 06/7/2017 của Chi cục về thực hiện Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 28/6/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2017 – 2020; (3).Tập trung kiểm tra xử lý vi phạm hành chính về ATTP theo Kế hoạch số 15a/KH-QLTT ngày 25 tháng 5 năm 2018 của Chi cục Chuyên đề tổ chức kiểm tra và xử lý vi phạm hành chínhvề an toàn thực phẩm theo Dự án An toàn thực phẩm thuộc Chương trình mục tiêu Y tế – Dân số năm 2018 (Giai đoạn 2); (4). thực hiện tốt công tác quản lý địa bàn theo quy định, theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường giá cả; (5).Thông qua công tác kiểm tra tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; hệ lụy có thể sảy ra đối với việc sử dụng thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nền sản xuất trong nước, sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, đặc biệt là sự ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Ngoài ra, còn cần có sự quan tâm phối hợp chỉ đạo Ủy nhân dân các huyện, thành phố tăng cường công tác quản lý nhà nước và tuyên truyền các quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm đến tận cơ sở thuộc phạm vi quản lý; Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ tiếp tục quan tâm trong công tác phối hợp với lực lượng Quản lý thị trường trong quá trình thực hiện Kế hoạch số 15a/KH-QLTT nói riêng, các nhiệm vụ khác có liên quan khi có yêu cầu.

Ngôn Thị Hiền – Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Kạn




Chia sẻ :

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Bài viết mới

View Counter

005167
Views Today : 116
Views This Month : 4017
Views This Year : 11925
Total views : 72465
Language
Skip to content