Triển khai nhân rộng mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm năm 2023 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Thực hiện Kế hoạch số 419/KH-UBND ngày 16/7/2019 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc nhân rộng mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2020 – 2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, đồng thời lồng ghép mục tiêu thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn tỉnh, Sở Công Thương đã phối hợp với UBND các huyện, thành phố tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh lộ trình nhân rộng mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2023-2025 trên cơ sở lộ trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, Sở Công Thương đã ban hành Kế hoạch số 42/KH-SCT ngày 20/3/2023, triển khai nhân rộng mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm năm 2023 đối với 03 chợ hạng 3 gồm: Chợ Khang Ninh, xã Khang Ninh, huyện Ba Bể; chợ Nam Cường, xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn và chợ Thanh Vận, xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới. Trong đó, triển khai các hoạt động chủ yếu như:

Khảo sát, đánh giá tình hình chợ lựa chọn nhân rộng mô hình thí điểm ATTP năm 2023 trên địa bàn tỉnh, thông qua khảo sát, đánh giá, thống kê tình hình kinh doanh thực phẩm tại chợ, hiện trạng cơ sở vật chất, việc chấp hành điều kiện về kinh doanh thực phẩm của các tiểu thương trong chợ, đặc biệt chú trọng về các tiêu chí ATTP tại chợ, qua đó, xây dựng chợ đảm bảo điều kiện chợ cơ bản đảm bảo ATTP theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11856:2017 Chợ kinh doanh thực phẩm;

Tổ chức hướng dẫn các chợ xây dựng nội quy chợ và phương án bố trí sắp xếp ngành nghề kinh doanh, điểm kinh doanh tại chợ theo quy định của pháp luật và các tiêu chí chợ thí điểm đảm bảo ATTP trình UBND cấp huyện phê duyệt; hướng dẫn, bố trí, sắp xếp các ngành hàng kinh doanh thực phẩm trong chợ theo đúng phương án đã được phê duyệt; xem xét, đề xuất, bố trí khu vực bán thực phẩm sạch, chất lượng cao riêng biệt tại chợ (nếu có);

Hướng dẫn các hộ kinh doanh thực phẩm thực hiện nội quy chợ; kinh doanh theo đúng vị trí đã được duyệt tại phương án bố trí sắp xếp ngành nghề kinh doanh, điểm kinh doanh tại chợ; kiểm tra, giám sát việc duy trì điều kiện về ATTP tại chợ trong quá trình khai thác, kinh doanh chợ; việc thực hiện báo cáo và lưu hồ sơ về việc kiểm tra ATTP tại chợ của đơn vị quản lý chợ; phổ biến, hướng dẫn kiến thức ATTP, kiến thức về áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11856:2017 Chợ kinh doanh thực phẩm cho các hộ kinh doanh thực phẩm tại chợ thông qua tài liệu, tờ rơi, sổ tay tuyên truyền, tập huấn kiến thức về ATTP…;

Hỗ trợ trang thiết bị xây dựng mô hình chợ thí điểm ATTP tại chợ như: Tủ kính đựng thực phẩm chế biến, thực phẩm chín; biển hiệu cơ sở bày bán thực phẩm; mặt bàn chống thôi nhiễm để bày bán thực phẩm tươi sống; giá kệ bày bán rau, củ, quả…;

Hỗ trợ trang bị cho chợ thí điểm ATTP như: Biển hiệu chợ thí điểm đảm bảo an toàn thực phẩm; dụng cụ chứa đựng rác thải có nắp đậy; biển hiệu ngành hàng tại chợ để góp phần hoàn thiện mô hình chợ thí điểm ATTP.

Thực hiện nhân rộng mô hình chợ đảm bảo ATTP nhằm tăng cường công tác bảo đảm ATTP tại chợ, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thực phẩm không đảm bảo ATTP gây ra cho người tiêu dùng. Việc xây dựng mô hình chợ thí điểm an toàn thực phẩm cũng nhằm huy động các nguồn lực, đặc biệt từ nguồn xã hội hóa để góp phần nâng cấp, cải tạo chợ theo hướng văn minh, hiện đại. Đặc biệt, thực hiện nhân rông mô hình chợ đảm bảo an toàn thực phẩm còn góp phần thực hiện hiệu quả tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn (đối với hạng mục chợ nông thôn) đối với các xã dự kiến đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh./.

Triệu Thanh Hoa (Sở Công Thương)


Chia sẻ :

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Bài viết mới

View Counter

005181
Views Today : 191
Views This Month : 1464
Views This Year : 13874
Total views : 74414
Language
Skip to content