UBND tỉnh Bắc Kạn phê duyệt Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” giai đoạn 2018 – 2020

Ngày 24/5/2018, UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Quyết định phê duyệt Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2018 – 2020.

Mục tiêu cụ thể của chương trình là: Giai đoạn 2018-2020 phát triển sản xuất kinh doanh ít nhất từ 30-40 sản phẩm truyền thống đặc sắc tại các cộng đồng trong tỉnh và xác định, lựa chọn hoàn thiện/nâng cấp, phát triển chuỗi giá trị ít nhất từ 10-20 sản phẩm truyền thống có tiềm năng và khả năng phát triển theo hướng thương mại hóa có quy mô trung bình và lớn. Bên cạnh đó hình thành từ 20-30 tổ chức kinh tế dựa vào cộng đồng và tái cơ cấu 10-15 tổ chức đã có để phát triển và thương mại hóa sản phẩm truyền thống (là các công ty cổ phần, công ty TNHH, HTX, THT,…). Giai đoạn đến năm 2030, phấn đấu phát triển 200 sản phẩm OCOP, phát triển mới ít nhất 60 tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP, tạo ra 100 tổ chức kinh tế OCOP.

b0e3e385b61a5844010b

Chương trình OCOP tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2018- 2020 tập trung vào các nội dung chính sau: (1) Triển khai chu trình OCOP; (2) Xác định và phát triển sản phẩm, dịch vụ OCOP; (3) Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm OCOP; (4) Hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP; (5) Đào tạo nhân lực; (6) Xây dựng và triển khai các nhiệm vụ, Dự án thành phần.

Theo Quyết định này, UBND tỉnh giao Văn phòng Điều phối xây dựng Nông thôn mới và giảm nghèo tỉnh Bắc Kạn chịu trách nhiệm chính trong việc triển khai thực hiện Chương trình và phối hợp với các sở, ngành điều phối hoạt động của chương trình. Giao các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm phục vụ thực hiện phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới tại địa phương, đơn vị trong giai đoạn 2018 – 2020 và phối hợp thực hiện, nghiên cứu đề xuất các hoạt động phát triển các sản phẩm đặc sản của địa phương, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn. Theo đó,  Sở Công Thương được giao nhiệm vụ hướng dẫn, hỗ trợ cộng đồng tham gia Chương trình OCOP tiếp cận nguồn vốn khuyến công; lập kế hoạch và ngân sách hằng năm cho hoạt động khuyến công liên quan đến các tổ chức kinh tế hình thành bởi Chương trình; tổng hợp/báo cáo kết quả công tác khuyến công; Hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất xây dựng cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn theo quy định; Tổ chức, quản lý, điều phối các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ các sản phẩm OCOP (hội chợ, triển lãm,…); cập nhật thông tin thị trường trong nước và quốc tế liên quan đến sản phẩm OCOP; Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động thương mại đối với hệ thống trung tâm, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh. Lồng ghép các hoạt động của ngành với thực hiện Chương trình OCOP.

Nội dung chi tiết Quyết định xem chi tiết tại đây./.                                                               

                                                          Phạm Thị Dịu (Sở Công Thương)


Chia sẻ :

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Bài viết mới

View Counter

005166
Views Today : 21
Views This Month : 3684
Views This Year : 11592
Total views : 72132
Language
Skip to content