Tình hình cung ứng hàng hóa, giá cả thị trường trước tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid – 19 đang có nhiều diễn biến phức tạp, tác động lớn đến tình hình thị trường cả nước nói chung và thị trường Bắc Kạn nói riêng. Trong đó, Đối với nhóm hàng trang bị y tế như khẩu trang, Dung dịch vệ sinh, nước sát trùng nhiều mặt hàng trở nên khan hiếm. Khẩu trang y tế, khẩu trang vải kháng khuẩn hiện không có bán tại các hiệu thuốc trên địa bàn tỉnh do nguồn hàng khan hiếm. Theo các đơn vị kinh doanh, phía đơn vị sản xuất đang quá tải và ưu tiên phân phối cho các địa phương có đông dân cư, nhu cầu lớn, có dịch bệnh hoặc có nguy cơ cao phát sinh dịch bệnh. Trên thị trường có một số ít các cá nhân có bán đối với khẩu trang kháng khuẩn, khẩu trang y tế nhưng là kinh doanh online và không có địa điểm kinh doanh cố định nên chưa kiểm tra được cụ thể hàng hóa hay hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với giá bán từ 8.000 đồng đến 10.000 đồng/cái. Tuy nhiên, lượng hàng cũng không lớn và không ổn định.Khẩu trang vải thông thường hiện vẫn có bán tại các chợ trung tâm thành phố, thị trấn(50-70 cái/chợ), tại một số cửa hàng bán quần áo, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi khẩu trang vải cũng có ít (khoảng 20-30 cái/cửa hàng) với giá bán từ 7.000 đồng – 15.000 đồng. Tuy nhiên, hiện nay cũng có một số cơ sở kinh doanh đã nhập được thêm khẩu trang vải để phục vụ nhu cầu người dân (TNG, Công ty Sách Thiết bị trường học….). Do đó, cơ bản đủ phục vụ nhu cầu sử dụng của người dân.

Dung dịch vệ sinh, nước sát trùng, trên địa bàn tỉnh có 02 đơn vị sản xuất các loại dung dịch nước lau sàn khử khuẩn (Hidrosol) và tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn (tinh dầu sả chanh, tinh dầu tràm), nước rửa tay khô là Hợp tác xã Hương Ngàn và Hợp tác xã tinh dầu Fresh Oil (huyện Bạch Thông). Với khả năng cung cấp 3.000 lọ nước rửa tay khô/tháng, 3.000 lít nước lau sàn và có nguồn nguyên liệu đủ để tăng công suất nếu có nhu cầu cao hơn.

Tại các hiệu thuốc hiện nay ítcó bán các loại nước sát trùng, cồn… do nguồn hàn khan hiếm, không nhập được để bán trên địa bàn. Riêng với nước rửa tay khô: Vào thời điểm giữ tháng 02/2020, số lượng hàng rất ít và gel rửa tay hầu như không có bán trên thị trường Bắc Kạn. Hiện nay (cuối tháng 02/2020), đã có nhiều đơn vị nhập hàng để bán và lượng hàng cơ bản đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người dân. Đối với mặt hàng này, do trên địa bàn tỉnh chưa có nhà phân phối, chủ yếu nhập từ các tỉnh ngoài như Thái Nguyên, Hà Nội. Trong đó, siêu thị BKmart cung ứng tại chỗ 500 chai nước rửa tay Lifebouy, 100 chai nước rửa tay khô các loại với giá bình ổn; Siêu thị Vinmart Bắc Kạn đảm bảo cung ứng đủ tại địa bàn thành phố Bắc Kạn; Công ty Sách thiết bị trường học và các cửa hàng dược trên địa bàn toàn tỉnh cung ứng tại chỗ đảm bảo nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, một số mặt hàng khan hiếm như nước rửa tay lifebuoy (chỉ có số ít ở một vài cửa hàng tạp hóa, Siêu thị BK Mart, Vin Mart Bắc Kạn… hiện Siêu thị BK Mart (thành phố Bắc Kạn) đang áp dụng quy định hạn chế số lượng mua 5lọ/khách hàng để phục vụ được rộng rãi nhu cầu của người dân và ngăn chặn tình trạng đầu cơ, găm hàng và bán giá cao).Ngoài ra, các loại dung dịch vệ sinh như nước lau sàn, tinh dầu, bồ kết,… cũng được người dân mua nhiều hơn. Tuy nhiên, lượng hàng bán vẫn đủ phục vụ nhu cầu của người dân.

Nhóm lương thực như thóc, gạo được đánh giá ổn định, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân (tại địa bàn các huyện, khu vực nông thôn cơ bản đủ đáp ứng nhu cầu của người dân để gối đến vụ thu hoạch sau và mỗi hộ dân còn khoảng 1-2 tạ thóc dôi dư để dự phòng hoặc bán). Lượng dự trữ trong dân, các cửa hàng xay sát, đại lý thóc, gạo cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân từ 2-3 tháng và chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại trung tâm thành phố, trung tâm các huyện. Do đó, về nguồn cung thóc gạo đảm bảo nhu cầu của người dân.Tại thành phố Bắc Kạn, Cơ sở Trung Dũng (phường Đức Xuân, thành phố Bắc Kạn) có khả năng cung cấp 100 tấn thóc, 50 tấn gạo tẻ. Cơ sở xay xát Tươi Tỉnh, cơ sở xay xát Trọng Đại (Thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn) có khả năng cung ứng 100 tấn thóc tại chỗ. Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ huyện Ba Bể có khả năng cung ứng 30 tấn gạo, đại lý gạo Thanh Xuân, Thúy Út (Thị trấn Chợ Rã) có khả năng dự trữ và cung ứng tại chỗ thêm 40 tấn thóc, đảm bảo duy trì trong vòng 10-15 ngày.

Đối với sản phẩm phở khô, bún khô do các cơ sở trên địa bàn sản xuất tỉnh (HTX Hồng Luân, huyện Chợ Đồn; HTX bún phở Quỳnh Niên, huyện Ngân Sơn; HTX 20/10 và HTX Thanh niên Như Cố huyện Chợ Mới, các cơ sở sản xuất phở khô tại Thị trấn Phủ Thông, huyện Bạch Thông…) có khả năng cung cấp 15 tấn bún khô, phở khô các loại trong thời gian 15 ngày.

Đối với thực phẩm như thịt lợn, nguồn cung ứng chủ yếu từ trong tỉnh. Tại địa bàn thành phố Bắc Kạn, HTX Hùng Tuyết (thôn Nam Đội Thân, xã Nông Thượng) có khả năng cung ứng tại chỗ 20 tấn thịt lợn thành phẩm. Tại địa bàn các huyện, lợn đã bắt đầu tái đàn trở lại, nếu trong trường hợp cách ly, cô lập, mỗi địa phương trong tỉnh có khả năng cung ứng thịt lợn tại chỗ đảm bảo duy trì trong thời gian 10 ngày.Lượng hàng tại địa phương chiểm khoảng 60-70% thị trường của tỉnh. Trong đó, giá lợn hơi (lợn lai) dao động từ 75.000 đồng đến 83.000 đồng/kg, và giá bán dao động từ 120.000 đồng đến 150.000 đồng/kg.

Đối với mặt hàng gia cầm: Nguồn cung trên địa bàn lớn, lượng hàng hóa tiêu thụ trên địa bàn trên 95% là sản phẩm địa phương, giá bán dao động từ 100.000 đồng đến 120.000 đồng/kg. Trong đó, trên địa bàn tỉnh có một số gia trại, HTX nuôi với quy mô lớn, tiêu biểu như: HTX Trần Phú (xã Hảo Nghĩa, Na Rì) , HTX Tân Lập, HTX Hà Tâm (xã Hà Hiệu, Ba Bể), HTX Tuấn Cảnh (thành phố Bắc Kạn)…

Đối với các mặt hàng thực phẩm đông lạnh (thịt, cá), thịt hộp, cá hộp và các thực phẩm chế biến khác như (chả, xúc xích…) trên 95% là sản phẩm nhập từ các địa phương khác và được phân phối qua các nhà phân phối như: Thảo Nghi, Ngô Xuân Hải, đại ký hải sản Tiến Thu, Siêu thị VinMart Bắc Kạn, Siêu thị BKMart và các nhà phân phối của Thái Nguyên hoặc do các hộ kinh doanh nhập trực tiếp từ các đơn vị sản xuất, đóng gói tại Quảng Ninh, Hải Phòng…có khả năng cung ứng đủ nhu cầu của người dân trên địa bàn.Mặt hàng cá hộp, thịt hộp, xúc xích, dự trữ khoảng 8.060 hộp, gói các loại. Trứng gia cầm khoảng 20.000 quả, cá khô khoảng 1 tấn duy trì trong thời gian 15-20 ngày.

Mặt hàng rau, củ, quả: Tại các khu vực nông thôn, lượng rau củ quả của người dân địa phương đủ đáp ứng trên 90% nhu cầu tiêu dùng, đối với khu vực trung tâm các thành phố, thị trấn lượng nông sản địa phương chỉ chiếm khoảng 30-40%, riêng thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì, lượng nông sản địa phương có tỉ lệ cao hơn, khoảng 70-80%, còn lại là rau nhập từ các tỉnh lân cận như Thái Nguyên.

Các mặt hàng bao gói, trên địa bàn tỉnh có một số nhà phân phối hàng như: NPP Ngọc Hùng Bk, Thảo Nghi, Sinh Thành, Ngọc Cường, Tín Nghĩa, Thu An, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Ngọc Huy, Ngô Xuân Hải… cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường tỉnh. Tuy nhiên, do địa phương chỉ có các cơ sở phân phối, không có cơ sở sản xuất lớn do đó, chịu ảnh hưởng từ nguồn cung từ cơ sở sản xuất. Trong đó, mì tôm, phở gói: Hiện nay nguồn cung đối với một số mặt hàng sụt giảm như: Hảo hảo, Micoem (do ảnh hưởng của dịch bệnh, thiếu nguyên liệu hoặc một số nhà máy nghỉ bảo dưỡng, giảm công suất máy trong khi nhu cầu dự trữ của người dân tăng cao hơn). Đối với các mặt hàng mì gói ở phân khúc trung bình và thấp như: Gấu đỏ, Trứng vàng, Kokomi, Dimdim, Miliket … Hiện lượng còn tồn tại các nhà phân phối, cửa hàng kinh doanh trên địa bàn tỉnh khoảng 18.100 thùng mì tôm, mì phở các loại. Khả năng cung ứng tối đa khoảng hơn 22.000 thùng/lần nhập, duy trì trong vòng 5 ngày. Hiện nay, giá bán các mặt hàng này không tăng hơn so với thời điểm trước. Tuy nhiên, lượng hàng nhập còn phụ thuộc nguồn cung.

Các mặt hàng như: Muối, bột canh, nước mắm, mì chính, dầu ăn lượng tồn kho trên địa bàn tỉnh đều đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của người dân trong khoảng 30 ngày.Cụ thể, muối hiện còn tồn kho khoảng hơn 20 tấn muối các loại (muối hạt to, muối iot tinh); Bột canh hiện còn tồn kho khoảng 14 tấn bột canh (1400 thùng) các loại (Aone, Thiên Hương); Nước Mắm khả năng cung ứng 1.500 thùng (loại 24 chai/thùng), tương đương khoảng 30.000 lít nước mắm các loại (Nam Ngư, Chinsu, Đệ Nhị…); Mì chính hiện còn tổn kho khoảng 15 tấn mì chính các loại (Vedan, Ajnomoto, miuon…); Dầu ăn lượng hàng tồn tại các kho hàng khoảng 40 tấn dầu ăn các loại (Neptuyn, Simplo, Cái Lân, Notalic…).

Nước uống đóng chai, đóng bình dự trữ tại Công ty cổ phần Cấp thoát nước Bắc Kạn; Cơ sở sản xuất nước Nặm Cắt (phường Phùng Chí Kiên, thành phố Bắc Kạn); Cơ sở sản xuất nước Bó Nặm (tổ 1A, phường Đức Xuân, thành phố Bắc Kạn); Cơ sở sản xuất nước uống Pò Nà (thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn); Cơ sở sản xuất nước uống Suối Tiên (xã Lương Hạ, huyện Na Rì) và nước khoáng đóng chai tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Ngọc Huy và các đại lý bán lẻ trên địa bàn tỉnh. Dự trữ nước đóng chai các loại tại chỗ khoảng 20.000 bình loại 20 lít; 7.600 két nước đóng chai loại 24 chai 500ml/thùng của các nhãn hàng Lavie, Aquafina, Phiabjooc… Đối với mặt hàng này, khi có nhu cầu, các đơn vị sản xuất sẽ tăng công suất vận hành của máy móc để đảm bảo cung ứng đầy đủ, không xảy ra tình trạng thiếu nước uống.

   Hình ảnh tại kho hàng tại nhà phân phối Ngọc Hùng Bắc Kạn
                   Hình ảnh tại kho hàng tại nhà phân phối Ngọc Hùng Bắc Kạn

Kho hàng tại nhà phân phối Ngọc Hùng Bắc Kạn
                              Hình ảnh tại kho hàng tại nhà phân phối Ngọc Hùng Bắc Kạn

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn chưa có trường hợp nhiễm dịch bệnh Covid-19 do đó, tình hình an ninh trật tự, thị trường vẫn ổn định, không có biến động.Tại thời điểm hiện tại, giá cả các mặt hàng đảm bảo ổn định, không có hiện tượng tăng giá đột biến, bất thường. Về lượng thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân cơ bản đảm bảo (thóc, gạo, rau củ, thịt, cá) do lượng dự trữ trong dân và lượng tự sản xuất ổn định.Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh không có cơ sở sản xuất đối với các mặt hàng bao gói như mắm, muối, mì chính, mì tôm … do đó bị ảnh hưởng và chi phối cả nguồn hàng, giá cả từ phía đơn vị sản xuất, một số mặt hàng còn khan hiếm, lượng nhập giảm sút so với nhu cầu tiêu thụ của người dân. Đồng thời, năng lực kinh tế còn hạn chế, do đó khả năng tích trữ, dự phòng hàng hóa cũng chưa lớn.

Do đó, trong thời gian tới, trường hợp diễn biến dịch bệnh có biến động bất thường cần có phương án huy động và sử dụng nguồn lực tại chỗ đối với những lương thực, thực phẩm của địa phương tự cung cấp. Đảm bảo ổn định giá cả, kiểm soát mức tăng giá so với trước thời điểm xảy ra dịch bệnh.Đối với các nhóm hàng được nhập phân phối trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở khả năng cung cấp và phân phối của hệ thống bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh để điều tiết, phân phối hàng hóa phục vụ nhu cầu của người dân. Ngoài ra, tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường để phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng… góp phần bình ổn thị trường.

Triệu Thanh Hoa (Sở Công Thương)




Chia sẻ :

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Bài viết mới

View Counter

005167
Views Today : 172
Views This Month : 4073
Views This Year : 11981
Total views : 72521
Language
Skip to content