Báo cáo tham luận Công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ Sở Công Thương tại Hội nghị kiểm điểm giữa nhiệm kỳ của Đảng ủy CCQ tỉnh

Từ đầu năm 2020 đến quý I/2022 trong bối cảnh dịch bệnh covid 19 với diễn biến phức tạp đã tác động tiêu cực đối với mọi hoạt động kinh tế – xã hội của thế giới cũng như của Việt Nam. Theo đó ngành công nghiệp – thương mại, dịch vụ Bắc Kạn bị tác động không nhỏ, một số doanh nghiệp công nghiệp phải tạm dừng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng trong một thời gian, thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn…; các nhà máy chế biến thiếu nguyên, phụ liệu phục vụ sản xuất, điển hình như: ván dán, chì kim loại,…; và đặc biệt là giá cả xăng dầu tăng mạnh nhất trong những năm qua. Nhưng dưới sự chỉ đạo và điều hành quyết liệt của Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cùng các địa phương, nền kinh tế của tỉnh nói chung và của ngành công thương nói riêng liên tục có sự tăng trưởng so với cùng kỳ hàng năm. Từ quý II/2022 đến nay,hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, trong đó có sản xuất công nghiệp đã từng bước ổn định và phát triển, tốc độ tăng khá. Thị trường hàng hóa ổn định, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa có nhiều chuyển biến tích cực.

Thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Kế hoạch thực hiện Quyết định số 66/QĐ-UBND ngày 15/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh 5 năm giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Sở đã ban hành Kế hoạch số 132/KH-SCT ngày 23/03/2021 về thực hiện Quyết định số 66/QĐ-UBND ngày 15/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn.

Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở đã triển khai kịp thời, đầy đủ các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và luôn chấp hành nghiêm sự chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo các phòng, đơn vị trực thuộc xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể đối với từng lĩnh vực quản lý và tích cực triển khai thực hiện đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao; tập thể Ban lãnh đạo Sở thường xuyên họp giao ban định kỳ, đột xuất để kiểm điểm những nhiệm vụ đã giao để đánh giá mức độ, tiến độ hoàn thành, những khó khăn vướng mắc cần phải giải quyết để có giải pháp chỉ đạo thực hiện trong thời gian tiếp theo. Nhìn chung, công tác tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng, kết luận, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã được Sở Công Thương nghiêm túc thực hiện, đúng thẩm quyền, đúng chức năng, nhiệm vụ được giao và đảm bảo kịp thời theo tiến độ được giao.

Từ năm 2020-2022 đã tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành 05 văn bản quy phạm pháp luật, 32 Văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về lĩnh vực công nghiệp – thương mại và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định. Trung tâm triển khai hoàn thành 100% đề án, nhiệm vụ khuyến công và xúc tiến thương mại, chủ đầu tư Cụm công nghiệp đảm bảo chất lượng, đúng tiên độ. Ngoài ra thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực công thương, Sở Công Thương đã triển khai các nhiệm vụ được giao với tổng cộng 6176 văn bản các loại (năm 2020: 1338 VB; năm 2021: 1722 VB; năm 2022: 3116 VB) đảm bảo chất lượng và tiến độ đề ra.

Mặc dù tình hình dịch bệnh Covid-19 có nhiều diễn biến phúc tạp và nhiều ảnh hưởng, tuy nhiên nhìn chung tình hình phát triển kinh tế – xã hội của ngành trên địa bàn tỉnh đến nay đã có sự tăng trưởng so với cùng kỳ, có sự chuyển dịch theo xu hướng tăng khu vực công nghiệp, theo đó: đối với Khu vực công nghiệp tăng từ 6,26% năm 2020 lên 7,69% năm 2022, đối với Khu vực dịch vụ năm 2020 là 52,22%  và năm 2022 là 51,92%, cụ thể:

– Về công nghiệp: Giai đoạn 2020 – 2022: Tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực công nghiệp tăng trưởng bình quân 9,3%/năm, Giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng bình quân 7,8%/năm, cụ thể: Năm 2020: Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 1.334,251 tỷ đồng, tăng 5,40% so với năm 2019. Năm 2021: Tổng sản phẩm lĩnh vực công nghiệp (GRDP) trên địa bàn tỉnh năm 2021 (theo giá so sánh 2010) ước đạt 475.711 triệu đồng, tăng 9,31% so với cùng kỳ năm 2020; Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 1.441,05 tỷ đồng, tăng 8,01% so với năm 2020; Năm 2022: Tổng giá trị tăng thêm (giá so sánh năm 2010) ngành công nghiệp tăng 10,00% so với cùng kỳ năm 2021; Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) năm 2022 ước đạt 1.586,397 tỷ đồng, tăng 10,09% so với năm 2021.Đến thời điểm quý 1/2023, Tỷ lệ số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 97,68%;

– Về thương mại, dịch vụ: Giai đoạn 2020 – 2022: Tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực dịch vụ tăng trưởng bình quân 4,78%/năm, cụ thể: Năm 2020: Tổng mức bán buôn, bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh năm 2020 ước đạt 6.528 tỷ đồng, tăng 6,46% so với năm 2019; Năm 2021: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh ước đạt 5.962 tỷ đồng, tăng 5,23% so với cùng kỳ năm 2020;Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2022 trên địa bàn tỉnh ước đạt 6.760 tỷ đồng, tăng 5,79% so với năm 2021;

– Về xuất – nhập khẩu: Năm 2020: Tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu năm 2020 đạt 12,7 triệu USD, tăng 32% so với thực hiện năm 2019; Năm 2021: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 34,2 triệu USD, tăng 168% so với cùng kỳ năm 2020; Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2022 ước đạt 34,410 triệu USD tăng 0,56% so với cùng kỳ năm trước, vượt kế hoạch UBND tỉnh giao.

Để thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong điều kiện vừa phát triển kinh tế – xã hội, vừa thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Sở Công Thương đã tích cực tham mưu, đề xuất UBND tỉnh triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế – xã hội thuộc lĩnh vực ngành công thương. Đến nay kiểm điểm lại các nhiệm vụ được giao cơ bản đã được hoàn thành đảm bảo chất lượng và tiến độ đề ra, trong đó có một số nội dung, nhiệm vụ nổi bật mà Sở đã tham mưu:

– Về phát triển công nghiệp:  Tham mưu Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết về phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030; Tham mưu HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết  về chủ trương đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật cơ bản các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh và Nghị quyết điều chỉnh, bổ sung. Tham mưu xây dựng Phương án phát triển công nghiệp, phát triển cụm công nghiệp để tích hợp vào Quy hoạch tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2050 phát triển 27 cụm công nghiệp với tổng diện tích 903,4ha; Tham mưu UBND tỉnh thành lập 06 CCN (Quảng Chu, Cẩm Giàng, Huyền Tụng, Vằng Mười, Nam Bằng Lũng; Thanh Thịnh); Tham mưu UBND tỉnh trình Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung 10 dự án thủy điện nhỏ trên địa bàn tỉnh với tổng công suất là 52,8MW; Tham mưu cho UBND tỉnh trình Bộ Công Thương xem xét bổ sung 10 Dự án nhà máy điện gió trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn với tổng công suất 1.340MW vào Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia; Tham mưu ban hành Kế của Tỉnh ủy về Thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh…

– Về lĩnh vực thương mại, dịch vụ: Thường xuyên làm tốt công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại, theo dõi, nắm bắt biến động của thị trường để kịp thời báo cáo, tham mưu khi có những biến động về giá cả, về cơ chế chính sách, hoạt động kinh doanh xăng dầu…. Tham mưu UBND tỉnh ban hành và thực hiện: Tham mưu ban hành Kế hoạch Phát triển thương mại điện tử tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấptrên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn năm 2021-2025; Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Kạn; Kế hoạch Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021 – 2025; Kế hoạch thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; Tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 09/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Đổi mới phương thức tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030; Kế hoạch phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch phát triển xuất khẩu giai đoạn 2021- 2025; Kế hoạch triển khai Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 13/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược “Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Kế hoạch số thực hiện Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại” trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2022 và kế hoạch khung giai đoạn 2023-2025; Kế hoạch  thực hiện Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 04/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế Toàn diện Khu vực (Hiệp định RCEP) trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; thực hiện kế hoạch nhân rộng mô hình chợ thí điểm bảo đảm ATTP trên địa bàn tỉnh; tham mưu ban hành quy chế quản lý điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn…

Tham mưu UBND tỉnh tổ chức các hoạt động nhằm đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu và kết nối tiêu thụ thông qua các sự kiện xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh: Tổ chức Ngày hội nông sản OCOP; Tổ chức “Xúc tiến tiêu thụ Bí xanh thơm và sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm tỉnh Bắc Kạn; Liên hoan ẩm thực dân tộc và trưng bày sản phẩm  nông sản OCOP tỉnh; Tổ chức Tuần lễ giới thiệu miến dong và các sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Kạn tại thành phố Hải Phòng … Hỗ trợ các đơn vị tham gia sàn thương mại điện tử quốc tế (Alibaba) và các sàn thương mại điện tử trong nước với khoảng trên 50 sản phẩm…

Do dịch bệnh Covid-19 diễn ra năm 2020 – quý I/2022, dẫn đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh phải tạm dừng hoặc hoạt động cầm chừng dẫn đến một số chỉ tiêu kinh tế về công nghiệp và thương mại chưa đạt so với kế hoạch giai đoạn 2021-2025.

Trong thời gian tới, để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước của ngành công thương, đơn vị đưa ra một số giải pháp sau:

Một là, Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành quyết liệt nhằm thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2023-2025 của ngành công thương khi được UBND tỉnh giao.

Hai là, Nghiêm túc chấp hành và tổ chức triển khai thực hiện các ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương, Bộ Công Thương, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh tại các Thông báo và các văn bản chỉ đạo điều hành đảm bảo chất lượng và tiến độ thời gian giao.

Ba là, Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ; trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sát sao hơn nữa; nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp, phương thức chỉ đạo, điều hành có tính đột phá, đổi mới đối với lĩnh vực công thương trên địa bàn tỉnh; thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, công tác hậu kiểm thực hiện nhiệm vụ của các phòng, đơn vị.

Bốn là, Phối hợp với các Sở, ngành và UBND các địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động công nghiệp, thương mại; triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thuộc thẩm quyền và thuộc lĩnh vực ngành quản lý nhằm tháo gỡ khó khăn để các doanh nghiệp công nghiệp, thương mại hoạt động ổn định, hiệu quả.

Năm là, Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật đối với hoạt động công nghiệp, thương mại-dịch vụ; thực hiện tốt công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc lĩnh vực quản lý./.

HT




Chia sẻ :

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Bài viết mới

View Counter

005194
Views Today : 63
Views This Month : 2942
Views This Year : 15352
Total views : 75892
Language
Skip to content